Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, tính đến năm 2018, tổng tài sản của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) ước tăng khoảng 1,5% so với cuối năm 2018.
Trong đó, tín dụng ước tăng trưởng khoảng 14-15% (năm 2017 tăng 17,6%) và đây là mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Theo thông tin cập nhật từ các TCTD, dư nợ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng 16,6% tổng tín dụng của toàn hệ thống. Dư nợ cho vay phục vụ đời sống chiếm 18,8% tổng dư nợ của hệ thống TCTD.
Đánh giá về tín dụng ngân hàng, TS Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính cho rằng, “Tín dụng đổ vào BĐS vẫn tăng trưởng khá tốt. Đơn cử, năm 2017 tín dụng chung tăng 18% và tín dụng BĐS tăng 13%. Năm 2018, tín dụng chung tăng khoảng 15% và tín dụng BĐS tăng khoảng 10%... Dư nợ tín dụng BĐS đến cuối kỳ đạt 510 nghìn tỷ đồng, chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế…”, TS Lực chia sẻ.
"Theo báo cáo UBGSTCQG, nợ xấu ngân hàng trong năm 2018 đã được xử lý tích cực hơn với tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ so với cuối năm 2017, ở mức 2,4% (năm 2017 nợ xấu ở mức 2,5%). Dự phòng rủi ro tín dụng tăng khoảng 30,1% so với cuối năm 2017. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với nợ xấu báo cáo cải thiện lên mức 78,2% (năm 2017: 65,4%).
Giá trị xử lý nợ xấu của các TCTD năm 2018 tăng khoảng 30% so với năm 2017 (không bao gồm nợ bán cho VAMC). Trong đó, sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng chiếm 59,8%, thu nợ từ khách hàng chiếm 33,2%, bán phát mại tài sản chiếm 3%.
Trong năm 2018, việc thực hiện xử lý rốt ráo nợ xấu theo Nghị quyết 42 giúp cho hệ thống TCTD xử lý được khoảng 30% nợ xấu xác định tại thời điểm 15/8/2018. Ghi nhận thực tế trong thời gian qua, các ngân hàng đẩy mạnh việc thu giữ tài sản bảo đảm, bán đấu giá tài sản... nhằm thu hồi nợ xấu lớn.