Năm 2019, TP.HCM sẽ thanh tra hàng loạt vấn đề nóng

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Huỳnh Cách Mạng vừa ký phê duyệt Kế hoạch Phòng chống tham nhũng cho năm 2019.
Năm 2019, TP.HCM sẽ thanh tra hàng loạt vấn đề nóng

Cụ thể, hoạt động thanh tra trong năm 2019 của T.HCM sẽ tập trung vào các vấn đề: Thanh tra sử dụng ngân sách nhà nước trong đào tạo, bồi dưỡng, đi công tác nước ngoài; Thanh tra đấu thầu mua sắm tài sản công; Thanh tra quản lý sử dụng đất đai - mặt bằng nhà đất của các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội; Thanh tra định giá doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa và Thanh tra quản lý trật tự xây dựng.

Ngoài ra, để hạn chế các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức khi tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp, cũng như hạn chế hiện tượng tham nhũng nói chung, TPHCM đã xem mục tiêu nâng cấp, xây dựng chính quyền điện tử, cải cách thủ tục hành chính (cổng thông tin điện tử tại các sở, ngành, quận huyện; dịch vụ công trực tuyến ở các cấp độ cao) là chùm giải pháp có tính chiến lược.

Vấn đề hạn chế các hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức cũng đã được khẳng định ngay trong cuộc họp mới đây của UBND TPHCM về cải cách hành chính. Theo đó, Phó Chủ tịch Trần Vĩnh Tuyến đã thống nhất với đề xuất của Bưu điện Việt Nam về việc tổ chức cho lực lượng cán bộ nhân viên cơ quan này (khoảng 1.200 người) tới tận các phường, thôn, xã để hướng dẫn người dân làm thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian đi lại cho người có nhu cầu, đồng thời hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa công chức các cơ quan công quyền với doanh nghiệp và người dân.

Dự kiến mô hình này sẽ được thí điểm trước ở các khu chung cư, khu tập thể để tạo hiệu ứng truyền thông cho người dân trên diện rộng. Riêng về công tác tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo nói chung, ông Tuyến cũng “khuyến khích” các cơ quan tiếp nhận phản ánh về nhũng nhiễu, phiền hà phải có động thái lắng nghe - giải quyết.

Trước hết là phải thông tin cho người dân, doanh nghiệp được biết cơ quan chức năng “đã nhận được đơn, thư” (có thể qua tin nhắn điện thoại, các ứng dụng công nghệ). Sau đó, tiếp tục có cơ chế thông tin cho người tố cáo biết quá trình xử lý. “TPHCM hoan nghênh đơn vị nào làm trước! Không ai xung phong thì sang năm 2019, Thành phố cũng sẽ ra quy định bắt buộc mọi sở, ngành, quận, huyện phải trả lời dân. Dù người tố cáo không yêu cầu chính quyền phải giải quyết cho đạt 10 điểm, nhưng ta cũng phải làm được 7, 8 điểm. Thậm chí nếu cơ quan chức năng không đồng ý với người dân cũng phải giải thích lý do rõ ràng để người ta tâm phục, khẩu phục. Tránh tình trạng ‘im lặng’ như hiện nay”, ông Tuyến khẳng định.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...