Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng thêm hơn 100 tỷ

Quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2021 đã tăng tới hơn 100 tỷ USD so với năm 2020 (545 tỷ USD).
Năm 2021, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng thêm hơn 100 tỷ

Năm 2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 668,55 tỷ USD, trong đó, xuất khẩu đạt hơn 336,3 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2020; nhập khẩu đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5%. Với kết quả trên, Việt Nam xuất siêu hơn 4 tỷ USD.

Cả nước có 8 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên, tăng 2 nhóm so với năm 2020. Điện thoại và linh kiện vẫn giữ vị trí số 1 với 57,54 tỷ USD, tăng 12,4%.

Hai nhóm mới đạt được mốc chục tỷ USD là sắt thép với 13,1 triệu tấn, kim ngạch 11,8 tỷ USD tăng 32,9% về lượng nhưng tăng tới 124,3% về kim ngạch; nhóm hàng còn lại là phương tiện vận tải và phụ tùng với 10,62 tỷ USD, tăng 16,8%.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu có 6 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên. Trong đó, lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với 75,44 tỷ USD tăng 17,9% so với năm 2020.

Đáng chú ý, nếu tính cả kim ngạch xuất khẩu, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng xuất nhập khẩu đầu tiên của cả nước đạt quy mô từ 100 tỷ USD trở lên (xuất khẩu đạt 50,83 tỷ USD).

Với quy mô kim ngạch đạt được trong năm 2021, nếu trong năm nay chỉ cần duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 10%, xuất nhập khẩu cả nước năm 2022 sẽ vượt mốc 700 tỷ USD.

Những nguyên nhân khiến kim ngạch xuất nhập khẩu đạt kết quả tích cực là do doanh nghiệp đã tận dụng tương đối tốt các FTA, đặc biệt là FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP, UKVFT. Khi các hiệp định này có hiệu lực tạo cơ hội tốt để xuất nhập khẩu phục hồi. Bên cạnh đó, việc các quốc gia dần thích ứng với dịch bệnh cũng khiến kinh tế dần phục hồi.

Xem thêm

Đến 2030, giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 8-10 tỷ USD

Đến 2030, giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 8-10 tỷ USD

Đến năm 2030, giá trị kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 8-10 tỷ USD; trong đó, tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm rau quả chế biến đạt 30% trở lên; công suất chế biến rau quả đạt 2 triệu tấn sản phẩm/năm, gấp gần 2 lần so với năm 2020.

Có thể bạn quan tâm

TH true TEA chinh phục giới trẻ với hương vị Trà trái cây mới

TH true TEA chinh phục giới trẻ với hương vị Trà trái cây mới

Không còn đơn thuần là hợp khẩu vị, thức uống "chuẩn gu" của người trẻ giờ đây phải thỏa mãn đồng thời nhiều tiêu chí như tốt cho sức khỏe, thơm hương, đậm vị nhưng phải là vị tự nhiên chứ không phải chỉ giống tự nhiên, thậm chí đồ uống còn phải thể hiện được chất riêng của người dùng…

Xuất khẩu thủy sản có nhiều cơ hội tăng tốc khi Mỹ bước vào mùa lễ hội cuối năm

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ khởi sắc

Mỹ vẫn dẫn đầu top thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam sau 7 tháng đầu năm 2024. Mặt hàng chủ lực như tôm, cá tra luôn đạt mức tăng trưởng khá…

WinCommerce kết nối người tiêu dùng với hàng Việt

WinCommerce kết nối người tiêu dùng với hàng Việt

Nhằm đảm bảo khách hàng trên cả nước có cơ hội tiếp cận với hàng hóa nội địa chất lượng cao, trung bình một năm, WinMart thu mua và tiêu thụ 50.000 tấn rau củ, trong đó hàng nông sản nội địa chiếm hơn 99%...