Năm 2022: Trọng tâm phòng chống đại dịch và phục hồi kinh tế

Sang năm 2022, Việt Nam sẽ tập trung vào 2 vấn đề chính, đó là thực hiện chương trình tổng thể phòng chống đại dịch COVID-19 và quá trình phục hồi kinh tế.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, năm 2022, Việt Nam tập trung vào 2 nhiệm vụ chính: phòng chống đại dịch và phát triển kinh tế. (Ảnh: Int)
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, năm 2022, Việt Nam tập trung vào 2 nhiệm vụ chính: phòng chống đại dịch và phát triển kinh tế. (Ảnh: Int)

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) thường niên với chủ đề "Phục hồi kinh tế và phát triển chuỗi cung ứng trong bối cảnh bình thường mới", các đối tác đều đánh giá cao những nỗ lực và kết quả tích cực trong năm 2021, lạc quan về triển vọng mở cửa, phục hồi và phát triển của Việt Nam.

Chuyển hướng kịp thời

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, năm 2021 đánh dấu cột mốc quan trọng, là năm đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 trong bối cảnh đất nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức. Đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên thế giới và đợt bùng phát dịch tại nhiều địa phương của Việt Nam đã gây ra những ảnh hưởng nặng nề, tác động nghiêm trọng đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh, sinh kế và đời sống nhân dân.

Trước bối cảnh đó, để tháo gỡ khó khăn, bên cạnh nhiệm vụ ưu tiên số 1 là phòng chống dịch, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người dân, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chuyển hướng chiến lược ứng phó dịch bệnh Covid-19 theo hướng “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Nhờ đó, năm 2021, mặc dù gặp khó khăn, thách thức nhiều hơn các năm trước, nhưng Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực, đáng ghi nhận trên các lĩnh vực, nền kinh tế tiếp tục duy trì tăng trưởng đạt 2,58%; đạt và vượt 7/12 chỉ tiêu chủ yếu, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát; cơ cấu kinh tế tiếp tục có chuyển biến tích cực; các ngành, lĩnh vực phát triển ổn định…

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, đạt được kết quả đáng khích lệ này có phần đóng góp không nhỏ của cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

“Đây là tiền đề quan trọng để chúng ta vững tin bước vào năm 2022 - là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo nền tảng để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 trong bối cảnh dự báo tình hình quốc tế, trong nước có những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn”, Bộ trưởng nói.

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhắc lại, cách đây 5 tháng, cộng đồng doanh nghiệp đã hết sức lo lắng do những diễn biến phức tạp và tác động của dịch bệnh tới hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, Chính phủ, Thủ tướng đã có những chỉ đạo kịp thời, quyết liệt, hiệu quả, giúp doanh nghiệp và nền kinh tế vượt qua các khó khăn thách thức. Thủ tướng đã liên tục có các cuộc gặp gỡ, làm việc, đối thoại với doanh nghiệp, khảo sát thực tế, kiểm tra tại tâm dịch, lập các tổ công tác tháo gỡ khó khăn... 

Đặc biệt, việc thực hiện thành công chiến lược vaccine, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có tỷ lệ bao phủ vắc-xin cao nhất thế giới đã tạo sự yên tâm, tin tưởng cho doanh nghiệp trong nước và quốc tế trong đầu tư, kinh doanh.

Tập trung 2 vấn đề chính

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, "trách nhiệm với Việt Nam, yêu Việt Nam và hiểu Việt Nam", đánh giá khách quan, sát thực tế về những thành tựu, khó khăn, vướng mắc của Việt Nam.

Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức như kinh tế vĩ mô ổn định chưa vững chắc, lạm phát còn nhiều sức ép… Tuy nhiên, Việt Nam đã rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu từ bối cảnh khó khăn của năm 2021.

Thứ nhất, nền kinh tế vĩ mô trong năm 2021 ghi nhận sự tăng trưởng 2,58%, nhưng chưa vững chắc. Các yếu tố về lạm phát, giá xăng dầu, giá vận tải tăng đang đe dọa tới quá trình phục hồi kinh tế.

Thứ hai, Việt Nam phải xây dựng nền kinh tế tự chủ sau đại dịch. Kinh tế tự chủ ở đây là đảm bảo kinh tế vĩ mô vững chắc. Thị trường tiền tệ phải minh bạch. Cung ứng nguyên vật liệu phải được ổn định, không để bị đứt gãy.

Thứ ba, về các chính sách hồi phục kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp cần phải có sự kết hợp hài hòa. Trong đó các chính sách tiền tệ và tài khóa phải thúc đẩy lẫn nhau.

Thứ tư, vấn đề liên quan tới dịch bệnh, thiên tai có tính toàn cầu nên phải có cách tiếp cận toàn cầu. Tức là, Việt Nam và thế giới phải đoàn kết, đề cao chủ nghĩa đa phương.

Thủ tướng nhấn mạnh, bài học thứ năm được rút ra trong năm 2021 chính là các tác động của thiên tai, dịch bệnh đối với toàn dân. Vì vậy, các tiếp cận trong vấn đề chống dịch, biến đổi khí hậu, khủng hoảng năng lượng phải có cách tiếp cận toàn dân.

Sang năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Việt Nam sẽ tập trung vào 2 vấn đề chính, thứ nhất là thực hiện chương trình tổng thể phòng chống đại dịch COVID-19 và quá trình phục hồi kinh tế.

Về chương trình tổng thể phòng chống đại dịch COVID-19, Việt Nam vẫn thực hiện cách ly, xét nghiệm, các ca F0 vẫn được điều trị. Nhưng, năm 2022 sẽ khác với năm 2021 vì Việt Nam đã xác định thích ứng an toàn, linh hoạt trong công tác kiểm soát dịch bệnh. Nói cách khác, công tác phòng chống dịch không còn tính cực đoan như trước, không hoang mang, hốt hoảng.

Đồng thời, Việt Nam đã có công thức chống dịch, đó là 5K + vắc-xin + các biện pháp điều trị + công nghệ + nâng cao ý thức của người dân và một số thành tố khác. Nên công tác phòng chống dịch không còn lúng túng như trước.

Về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã bỏ ra 4% GDP để tăng cường y tế, phòng chống dịch bệnh, an sinh xã hội, giúp đỡ người dân khó khăn, giúp đỡ các doanh nghiệp về phí, thuế, giảm tiền nước, tiền điện, tiền viễn thông.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã có 2 năm kinh nghiệm chống dịch, nên Thủ tướng tin tưởng chương trình phòng chống dịch và phục hồi phát triển kinh tế trong năm 2022 sẽ có hiệu quả cao nhất.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…