Năm 2025, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài sẽ đi vào hoạt động

Thủ tướng Chính phủ đồng ý kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải về thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài nhằm làm giảm áp lực cho tuyến Quốc lộ 22.
Năm 2025, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài sẽ đi vào hoạt động

Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài dài 53,5 km bắt đầu từ đường Vành đai 3 (huyện Hóc Môn, TPHCM) đi song song đường sắt Tân Chánh Hiệp - Trảng Bàng (Tây Ninh). Đến khu vực ga đường sắt Gò Dầu rẽ phải, cắt qua quốc lộ 22B rồi tiếp tục rẽ phải, vượt sông Vàm Cỏ đi về phía Quốc lộ 22 kết nối với cửa khẩu Mộc Bài.

Công trình được đề xuất đầu tư theo hai giai đoạn. Giai đoạn đầu được chia thành hai phần: Thành phố Hồ Chí Minh - Trảng Bàng (dài 33 km, có quy mô 4 làn xe, tốc độ thiết kế 120 km/h) và Trảng Bàng - Mộc Bài (dài 20,5 km, 4 làn xe, tốc độ 80 km/h). Ở giai đoạn hai sẽ làm 6-8 làn xe.

Theo kế hoạch, năm 2021 bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư. Tháng 3/2021, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Từ năm 2011-2025 tập trung triển khai dự án. Năm 2025 khánh thành, đưa vào hoạt động.

Theo Bộ Giao thông vận tải, tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài có ý nghĩa quan trọng không chỉ với các địa phương có đường đi qua, mà còn có ý nghĩa rất lớn kết nối vùng. Đặc biệt, tuyến cao tốc này còn kết nối với đường vành đai 3, 4 và đường Hồ Chí Minh nên phương tiện từ các tỉnh miền Tây, Tây Nguyên sẽ dễ dàng tới cửa khẩu, góp phần thúc đẩy giao thương giữa Việt Nam với nước bạn và cả khu vực ASEAN.

UBND TP. HCM và UBND tỉnh Tây Ninh chịu trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất cử đại diện Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan quyết định chủ trương đầu tư Dự án và triển khai các trình tự, thủ tục phê duyệt dự án theo quy định hiện hành.

Xem thêm

Xây cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài cần 10.456 tỷ đồng

Xây cao tốc Tp.HCM – Mộc Bài cần 10.456 tỷ đồng

Theo báo cáo của Ban quản lý dự án 2 (PMU2), tuyến cao tốc nối đường vành đai 3 TP.HCM với cửa khẩu Mộc Bài – Tây Ninh dài 53,5 km sẽ đầu tư theo hình thức PPP với số vốn gần 10,5 nghìn tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...