Nếu được nói với Thủ tướng: “Giải quyết nhanh các thủ tục, doanh nghiệp sẽ bớt khổ”

Khẳng định với Tạp chí Thương gia, ông Huỳnh Thanh Vạn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP S-Furniture (Bình Dương) nhấn mạnh, các thủ tục hành chính càng đơn giản thì doanh nghiệp sẽ càng tiết kiện được chi ph
Nếu được nói với Thủ tướng: “Giải quyết nhanh các thủ tục, doanh nghiệp sẽ bớt khổ”

Ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗđóng góp lớn vào giá trị xuất khẩu với kim ngạch năm 2016 đạt xấp xỉ 7 tỷ USD và dự kiến năm 2017 sẽ đạt 7,5 tỷ USD, thậm chí có thể đạt 8 tỷ USD do thị trường xuất khẩu thuận lợi khi mà các sản phẩm của Trung Quốc bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá, chi phí nhân công tăng, Việt Nam cũng đã ký kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do với các nước và khu vực.

Tuy nhiên, ngành chế biến, xuất khẩu gỗ Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng đang đối mặt với nhiều khó khăn, từ công nghệ đến nguồn nhân lực, nguyên liệu…Các DN hiện nay phụ thuộc gần như hoàn toàn vào máy móc, công nghệ nhập khẩu từ Đài Loan, Ý, Đức… Nguồn nguyên liệu gỗ thường xuyên rơi vào trạng thái bấp bênh, “thiếu trước, hụt sau”. Hiện nay, nguồn gỗ sồi, gỗ thông, tần bì… nhập khẩu tạm thời ổn nhưng gỗ cao su trong nước đang tăng giá liên tục do thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua, đẩy các nhà máy vào tình trạng “cháy” nguyên liệu.

Do vậy, Chính phủ cần có giải pháp kịp thời như tăng thuế để hạn chế việc xuất khẩu nguyên liệu và tránh gian lận thương mại. Về lâu dài, nhất thiết phải có chính sách khuyến khích đầu tư để hình thành những vùng nguyên liệu gỗ, đủ để phục vụ cho việc chế biến, xuất khẩu…

Một khó khăn khác của các DN gỗ chính là nguồn nhân lực, hiện nay thiếu trầm trọng công nhân lành nghề, đội ngũ thiết kế, và đặc biệt là đội ngũ bán hàng quốc tế. Khai thác điểm yếu bán hàng, nhiều nhà buôn đến từ Philippines, Thái Lan, Malaysia… đã “nhảy” vào thị trường, làm trung gian, biến nhiều DN gỗ trở thành những “nhà gia công chuyên nghiệp”, bị ép giá, thiệt thòi đủ đường.

Một vấn đề nằm trong “tầm tay” của các sở ngành, có thể tháo gỡ, hỗ trợ thiết thực ngay cho các DN, đó là vấn đề hoàn thuế”.

Bên cạnh đó, một vấn đề nằm trong “tầm tay” của các sở ngành, có thể tháo gỡ, hỗ trợ thiết thực ngay cho các DN, đó là vấn đề hoàn thuế. Số tiền hoàn thuế là rất lớn, nhiều DN lên tới hàng chục tỷ đồng nhưng do vướng thủ tục nên chậm trễ, kéo dài đến cả năm khiến dòng tiền của DN bị ảnh hưởng. Thêm nữa, nhiều thủ tục hỗ trợ cho các DN như giấy phép xây dựng nhà xưởng, giấy phép về phòng cháy chữa cháy, về môi trường… cũng gây khó khăn cho DN. Nếu các thủ tục này được giải quyết nhanh chóng thì DN sẽ bớt khổ, thị trường được khai thông, mở ra cơ hội tăng trưởng cao hơn nữa.

Vì vậy, chúng tôi mong mỏi: Thủ tướng Chính phủ sớm chỉ đạo các bộ ngành tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các DN đẩy mạnh xuất khẩu, hoàn thành mục tiêu giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 10 tỷ USD vào năm 2020.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...