Nếu không ký được thỏa thuận Brexit, doanh nghiệp Anh và EU sẽ bị thiệt hại 80 tỷ USD/năm

Doanh nghiệp của Anh và Liên minh châu Âu (EU) sẽ mất thêm chi phí 59 tỷ bảng Anh (80 tỷ USD)/năm, nếu hai bên không đạt được thỏa thuận về Brexit.
Nếu không ký được thỏa thuận Brexit, doanh nghiệp Anh và EU sẽ bị thiệt hại 80 tỷ USD/năm

Một báo cáo nghiên cứu về việc nước Anh rút khỏi EU (Brexit) của Công ty tư vấn quản lý và luật Clifford Chance (Anh) vừa công bố đầu tuần này đã tính toán, nếu không đạt được thỏa thuận về Brexit, mỗi năm, doanh nghiệp Anh và EU sẽ mất thêm chi phí tới 59 tỷ bảng Anh (80 tỷ USD), trong đó ngành tài chính Anh bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Cụ thể, doanh nghiệp các nước EU (trừ Anh) mỗi năm sẽ phải trả 31 tỷ bảng Anh tiền thuế quan và các hàng rào phi thuế quan nếu Anh rút khỏi khối này mà không không đạt được thỏa thuận. Trong khi đó, các công ty của Anh xuất khẩu sang EU sẽ phải trả thuế với tổng trị giá 27 tỷ bảng Anh.

“Chi phí tăng và tương lai không rõ ràng sẽ làm giảm lợi nhuận và đe dọa đến sự tồn tại của một số doanh nghiệp”, báo cáo trên viết.

Năm tới, nước Anh sẽ rời EU, chấm dứt hơn 4 thập kỷ gắn bó về chính trị, kinh tế và pháp lý với khối thương mại lớn nhất hành tinh này. Tuy nhiên, vấn đề là, nếu không đạt được một thỏa thuận, thì thương mại giữa Anh và 27 nước còn lại của EU sẽ được áp dụng theo các quy định và thuế quan của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Mặc dù nước Anh muốn đạt được một thỏa thuận, song Chính phủ nước này cũng cho biết, họ đã chuẩn bị cho mọi kịch bản, trong đó có cả tình huống xấu nhất là không ký được thỏa thuận với EU. Nước này đã chuẩn bị 3 tỷ bảng Anh cho tình huống xấu này.

Theo báo cáo trên, nếu nước Anh vẫn tham gia dưới hình thức liên minh thuế quan thì sẽ giảm được một nửa chi phí phát sinh cho mỗi bên. Song chính quyền của Thủ tướng Anh Theresa May đã cương quyết không tham gia liên minh thuế quan với EU.

Báo cáo của Clifford Chance ước tính, 70% chi phí phát sinh đối với nước Anh khi không đạt được thỏa thuận Brexit sẽ thuộc 5 ngành: dịch vụ tài chính, xe hơi, nông nghiệp - thực phẩm - đồ uống, hàng tiêu dùng, hóa chất - plastics. Trong đó, các công ty tài chính sẽ bị thiệt hại nặng nề nhất.

Còn tại EU, các lĩnh vực bị thiệt hại lớn nhất là ngành sản xuất ô tô, nông nghiệp - thực phẩm - đồ uống, hóa chất - plastics, hàng tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...