Ông Nguyễn Công Hùng - Chủ tịch Hiệp hội Taxi Hà Nội
Từ năm 2014, các ứng dụng công nghệ vào hoạt động vận tải phát triển rất mạnh mẽ. Ngoài ứng dụng Uber, Grab thì còn có Bee, Emddi và ứng dụng của chính các doanh nghiệp taxi như Mai Linh, Vinasun, G7... Tuy nhiên, việc chưa có quy định pháp lý điều chỉnh đã nảy sinh những bất cập. 5 năm qua, việc chưa có quy định điều chỉnh đã gây khó khăn như thế nào cho các doanh nghiệp trong Hiệp hội Taxi Hà Nội?
Trong những năm qua, 10 tờ trình của Bộ GTVT về sửa đổi Nghị định 86 vẫn chưa được thông qua gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao thông vận tải.
Tuy nhiên, khó khăn tồn tại trong rất nhiều năm nay rồi, từ khi Quyết định 24 ra đời, kéo theo quyết định cấm các doanh nghiệp kinh doanh taxi tăng đầu xe, đặc biệt Hà Nội loại hình taxi đang phát triển, nếu nhà nước mở ra thì bây giờ cũng tiếp cận 50 nghìn xe.
Sự thiếu sự minh bạch và công bằng khi Quyết định 24 làm cho các hộ kinh doanh cá thể kinh doanh cùng HTX, bắt buộc vào 1 HTX. Như vậy, sẽ mọc ra 1 HTX làm bình phong, nhiệm vụ của HTX chỉ thu 500 nghìn/xe 1 tháng, không cần làm gì, lo gì cả, chỉ cần xin một giấy phép kinh doanh vận tải là có thể cho xe chạy. Đây là bất cập đầu tiên.
Bất cập thứ 2, họ dùng nguồn lực tài chính lớn của họ đánh mất quyền cạnh tranh và tiêu triệt quyền cạnh tranh của đối thủ, về luật, chương trình xây dựng khuyến mại thì anh chỉ được phép khuyến mại trong một thời gian nhất định, bao nhiêu lần. Thế nhưng ở đây triền miên, họ tặng chuyến cho khách hàng, tăng chuyến cho lái xe. Với mục tiêu thu hút khách hàng, để lái xe mua xe thấy có hiệu quả, và họ núp dưới 1 chiêu bài là thị trường chia sẻ, cuối cùng nhà nhà lao vào mua xe, rồi vỡ mộng.
Chỉ trong 3 năm số lượng xe chạy grab lên đến 70 nghìn xe, trong khi taxi truyền thống tại Hà Nội từ khoảng 19 nghìn xe giờ còn khoảng 15,5 nghìn xe, TP.HCM 11,6 nghìn xe bây giờ chỉ còn 9 nghìn xe. Trong 3 năm họ bỏ ra 1900 tỷ để cạnh tranh.
Về nguyên tắc thí điểm Quyết định 24 phải khoanh vùng tập trung thực hiên thí điểm, ở đây chúng tôi là các cộng đồng doanh nghiệp rất bức xúc vì các cơ quan QLNN cho người ta thực hiện thí điểm tại sao ko để cho taxi phát triển cùng để cạnh tranh và lại cấm taxi tăng thêm đầu phương tiện. Để đến khi họ chiếm tới 90% thị trường, taxi thất thế. Vậy nên thí điểm rất có nhiều vấn đề, đã là một xã hội công bằng, thì tại sao không để cùng phát triển mà lại trói chặt taxi truyền thống lại.
" Bản chất cùng là kinh doanh taxi như nhau. Trong khi đó nhà nước thất thoát hàng chục nghìn tỷ bằng hình thức. Taxi truyền thống thuế thu nhập doanh nghiệp 20%, xuất VAT 10%. Đối với taxi công nghệ VAT 1,5%, thuế thu nhập cá nhân 3%
Một ví dụ nữa, Taxi truyền thống 6 tháng đăng kiểm xe cơ giới 1 lần, mỗi lần cỡ 350 nghìn, với 1 doanh nghiệp có hàng nghìn xe thì số tiền nó lên là bao nhiêu?. 6 tháng phải triển tra sức khoẻ cho lái xe 1 lần, mỗi lần cỡ 3-400k/người. Ví dụ, Vinasun có 5000 đầu xe khoảng 8000 nhân sự. Trong khi với xe công nghệ không phải khám định kỳ, đăng kiểm xe cơ giới thời hạn từ 1 năm đến 2 năm.
Đối với taxi truyền thống phải có nhận diện logo đồng phục, tài xế phải qua tuỷen chọn, trong khi taxi công nghệ thì không qua một công đoạn nào tuyển chọn lái xe, không có một tiêu chuẩn nào để quản lý lái xe, gia đình anh ở đâu, nguồn gốc ở đâu, chất lượng ra sao.
Trong xuyên suốt 3 năm Grab ra vào đường cấm thoải mái, trong khi taxi bị cấm. Bảo hiểm y tế, xã hội taxi phải đóng, ông kia không phải đóng. Thuế xe công nghệ 4,5%, truyền thống 30%. Taxi truyền thống bị cấm không tăng đầu xe, công nghệ lại cho phát triển thoải mái. Bốn điều kiện này đã làm tụt hậu ngành taxi.
Tôi cho rằng chúng ta quản lý bị ngược, ở các nước taxi truyền thống được coi là loại hình vận chuyển hành khách công cộng và phải khuyến khích nó. Chính quyền của Matxcova, Seoul,… họ xây dựng làn đỗ, làn đường giành riêng cho xe taxi, xe bus.
Quản điểm HH về bỏ hộp đèn trên xe công nghệ?
Tôi hoàn toàn đồng ý và ủng hộ chủ trương của Thủ tướng dùng công nghệ để quản lý. Thế nhưng chúng ta phải xét tổng thể, chúng ta đã có cái gì, công nghệ của chúng ta phát triển đến đâu.
Tôi chỉ xin nói ngay tại bộ GTVT đến giờ chưa có một trung tâm lưu trữ dữ liệu, điều hành dữ liệu. Trong khi ở tất cả các nước người ta có cả một hệ thống, trung tâm lưu trữ, tất cả từ xe cá nhân đến xe kinh doanh, người ta tra từ hộp đen xe đó người ta đang đỗ ở đâu, như thế nào. Việt Nam chúng ta đã có đâu, đến camera chúng ta còn chưa lắp hết được ở các đường phố.
Tôi vừa rồi tham ra một diễn đàn kinh tế taxi Á-Âu lần thứ 7 từ ngày 8-9/8 vừa rồi tại Nga, có 20 nước tham dự gồm Anh, Bỉ, Mỹ, Pháp, Phần Lan ,… các nước phát triển người ta nói rằng đầu tiên phải có một bộ nhận diện, và kẻ thù của chúng ta chính là các cá nhân kinh doanh.
Trước đây, khi uber xuất hiện tại Châu Âu, mới hoạt động được 1 năm, Toà công lý Châu Âu lập tức công bố đây là kinh doanh vận tải và mọc lên các hành lang. Chính quyền các nước Châu Âu quản lý chặt chẽ taxi, hiện nay tại Matxcova (Nga) có 150 nghìn taxi nhưng bản thân Uber phải tham gia vào công ty Index của Nga, công ty này kết nối tất cả các hãng taxi và họ sơn 1 màu vàng.
Trong khi đó ở Seoul người ta cũng phân vùng hoạt động này, anh ở vùng nào anh ở vùng đó và tất cả các cá nhân muốn tham ra anh phải vào công ty, công ty đó sẽ trực thuộc liên đoàn vận tải Hàn Quốc và Bộ GTVT Hàn. Chứ không lộn xộn như chúng ta bây giờ.
Nếu việc bỏ gắn hộp đèn được thông qua, HH sẽ làm gì để đảm bảo quyền lợi?
Thứ nhất, chúng tôi sẽ đồng loạt bỏ hết hộp đèn, chạy theo hợp đồng điện tử, tức họ thế nào, chúng tôi sẽ làm như vậy. Thứ hai, chúng tôi đề nghị cơ quan quản lý thuế hướng dẫn cho chúng tôi kê khai lại thuế. Đề nghị hồi tố các thuế tôi đã nộp rồi cho các doanh nghiệp.
Thứ ba, chúng tôi sẽ đồng loạt kiến nghị lên bộ TBXH thanh lý toàn bộ hđồng người lái xe bây giờ để chuyển sang hđ ký với các đối tác, để các doanh nghiệp không phải chịu trách nhiệm về an sinh xã hội nữa, không phải đóng bảo hiểm, y tế nữa.
Thực sự đây là một điều vô cùng bất bình, chỉ ngay đến 1 cơ quan chủ quản của Bộ GTVT, chúng tôi tha thiết đề nghị nâng thời hạn đăng kiểm xe cơ giới cũng không nâng. 1 xe tải sản xuất tại Trung Quốc, bộ GTVT cho 18 tháng đăng kiểm 1 lần, trong khi 1 dàn xe taxi toàn các xe Hàn quốc nhập khẩu mà lại cho 6 tháng đăng kiểm 1 lần. Lái xe của chúng tôi tối thiểu 1 năm kiểm tra sức khoẻ 1 lần cũng không cho, vẫn cứ bắt 6 tháng.
" Năm 2018, Vinasun có 5000 xe nộp 208 tỷ tiền thuế. Trong khi, tôi trích dẫn nguyên lời của bộ trưởng bộ Tài Chính trả lời trong kỳ họp quốc hội lần thứ 7 khoá 13: “9 công ty công nghệ trong đó có Grab nộp 415 tỷ”. Lượng xe chạy Grab lên đến 70 nghìn xe.
Trong khi 1 công ty có 5000 xe nộp đến 208 tỷ, vậy quyền bỉnh đẳng ở đâu, tại sao chúng ta không nói thẳng Grab nộp bao nhiều, 8 công ty kia mỗi ông nộp bao nhiêu mà chúng ta phải vo nó vào là 9 công ty công nghệ. Đó là lý do tôi cho rằng bất công, bất bình đẳng.