Ngăn chặn việc lợi dụng dịch vụ thanh toán để đánh bạc, cá độ bất hợp pháp

NHNN yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn; phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ lợi dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, cá độ bất hợp pháp.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có công văn số 9362/NHNN-TT gửi các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn; phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ lợi dụng dịch vụ thanh toán để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, cá độ bất hợp pháp.

Để tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thanh toán; chủ động phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ lợi dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán cho các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt là trong thời gian diễn ra giải bóng đá thế giới World Cup 2022, NHNN yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán khẩn trương, nghiêm túc thực hiện một số nội dung.

Tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, ngăn ngừa hành vi sử dụng, lợi dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, cá độ bất hợp pháp, nạp tiền, thanh toán cho các trò chơi điện tử không được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép theo hướng dẫn của NHNN tại Công văn số 1080/NHNN-TT ngày 21/02/2020 và các văn bản hướng dẫn của NHNN về đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thanh toán, hoạt động trung gian thanh toán, về công tác phòng, chống rửa tiền. 

lợi dụng dịch vụ thanh toán
NHNN yêu cầu tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thanh toán.

Chú trọng các biện pháp quản lý chặt chẽ việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán, ví điện tử; có biện pháp kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện, xử lý triệt để các trường hợp: mạo danh, sử dụng giấy tờ giả khi mở và sử dụng tài khoản thanh toán, ví điện tử; mua, bán, thuê, cho thuê; mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, ví điện tử; mua, bán, thuê, cho thuê thẻ ngân hàng hoặc thông tin thẻ ngân hàng, mở hộ thẻ ngân hàng.

Đồng thời, rà soát các tiêu chí giám sát, các hạn mức giao dịch, cập nhật các dấu hiệu đáng ngờ trong hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán,... đảm bảo phù hợp với phân nhóm/phân loại tài khoản thanh toán, ví điện tử, phân nhóm/phân loại khách hàng/đơn vị chấp nhận thanh toán và phù hợp với quy mô hoạt động, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, nhằm tăng cường hiệu quả công tác giám sát, phát hiện các giao dịch đáng ngờ, bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp với quy định của pháp luật.

Kịp thời cung cấp thông tin, báo cáo các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan chức năng có liên quan trong việc ngăn ngừa, phát hiện, phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật.

Cùng với đó, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán an toàn, tuân thủ quy định của pháp luật; đưa ra những khuyến cáo, cảnh báo để khách hàng không thực hiện các hành vi bị cấm như: mua, bán, thuê, cho thuê, cho mượn tài khoản thanh toán, ví điện tử; mua, bán, thuê, cho thuê thẻ ngân hàng hoặc thông tin thẻ ngân hàng, mở hộ thẻ ngân hàng,....; sử dụng hoặc tạo điều kiện cho các đối tượng sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng, ví điện tử để thực hiện các giao dịch chuyển tiền liên quan đến hoạt động cờ bạc, cá độ bóng đá và các mục đích bất hợp pháp khác.

Xem thêm

6 tháng đầu năm, thanh toán không tiền mặt tăng 72% về số lượng

6 tháng đầu năm, thanh toán không tiền mặt tăng 72% về số lượng

Theo Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, 6 tháng đầu năm 2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 77,2% về số lượng và 29,8% về giá trị. Giao dịch qua Internet tăng tương ứng 63,2% và 32,3%; qua điện thoại di động tăng 98,3 và 84,3%; qua QR code tăng 86% và 127% (so với cùng kỳ năm 2021)

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...