Số tiền này đến từ việc ngân hàng ABBank phát hành hơn 94 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức tỉ lệ 10% và phát hành 5 triệu cổ phiếu thưởng theo chương trình lựa chọn dành cho cán bộ nhân viên (ESOP) trong quý IV/2022, sau khi hoàn thành phát hành cổ phiếu trả cổ tức.
2 đợt phát hành trên thành công đã giúp vốn điều lệ của ngân hàng ABBank sẽ được nâng từ mức 9.409 tỷ đồng lên 10.400 tỷ đồng.
Số vốn tăng thêm dự kiến được ngân hàng ABBank bổ sung quy mô vốn hoạt động nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng như cho vay, đầu tư các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá như trái phiếu Chính phủ nhằm đầu tư, phát triển công nghệ.
Ngoài ra, để bảo đảm nguồn lực để thực hiện mục tiêu kế hoạch trung hạn 2021-2025 và các giai đoạn tiếp theo, cũng như thực hiện chuyển đổi số và kinh doanh nền tảng số.
Còn về tình hình kinh doanh, tính đến hết ngày 31/12/2022, tổng tài sản của ngân hàng ABBANK đạt 130.080 tỷ đồng, tăng 8% so cuối năm 2021. Trong đó, dư nợ tín dụng ghi nhận con số 88.529 tỷ đồng, tương đương tăng 12,6% so cùng kỳ; huy động từ khách hàng đạt 91.837 tỷ đồng, tăng 15,9% năm 2021.
Theo ngân hàng ABBANK, điều này bảo đảm cho ngân hàng có khả năng thanh khoản ổn định, thu nhập thuần từ lãi đạt 3.707 tỷ đồng, tăng 22% so năm 2021. Số dư CASA cũng tăng 6% so cùng kỳ đạt 12.614 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tính cả năm 2022, ngân hàng ABBANK đạt 1.686 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Con số này chưa đạt kỳ vọng so với kế hoạch Đại hội cổ đông đã thông qua.
Ngân hàng này cho biết, nguyên nhân là do tình hình lạm phát đã ảnh hưởng tới việc kinh doanh của ngân hàng. Cùng với đó, trái phiếu cũng là vấn đề khiến ngân hàng phải "đau đầu' giải quyết.
Tiếp đó, việc kiểm soát nợ xấu trong năm 2022 cũng là một thử thách lớn trước thực trạng khó khăn chung của nền kinh tế và hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngân hàng ABBANK cũng đã cố gắng nỗ lực duy trì tỉ lệ nợ xấu trên tổng dự nợ ổn định dưới mức 3% theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Đáng chú ý, năm 2022, ngân hàng ABBANK mua lại toàn bộ số trái phiếu VAMC.