Ngân hàng dẫn đầu huy động vốn qua kênh trái phiếu, đạt 18.485 tỷ đồng trong tháng 5

Trong nhóm TPDN phát hành trong nước, nhóm ngân hàng dẫn đầu với tổng giá trị phát hành đạt 18.485 tỷ đồng, nhóm các doanh nghiệp bất động sản đứng ở vị trị thứ hai với tổng giá trị phát hành đạt 4.950 tỷ đồng.
Ngân hàng dẫn đầu huy động vốn qua kênh trái phiếu, đạt 18.485 tỷ đồng trong tháng 5

Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam mới công bố Báo cáo thị trường trái phiếu tháng 5/2021 cho thấy, trong tháng 5 có 46 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ trong nước với tổng giá trị phát hành đạt 28.410 tỷ đồng, 1 đợt phát hành TPDN ra công chúng trong nước với tổng giá trị 500 tỷ đồng (của Công ty CP Glexhomes) và 1 đợt phát hành trái phiếu xanh trên thị trường quốc tế của Công ty CP Bất động sản BIM với giá trị phát hành 200 triệu USD.

Trong nhóm TPDN phát hành trong nước, nhóm ngân hàng dẫn đầu với tổng giá trị phát hành đạt 18.485 tỷ đồng, nhóm các doanh nghiệp bất động sản đứng ở vị trị thứ hai với tổng giá trị phát hành đạt 4.950 tỷ đồng.

Như vậy, chỉ trong 2 tháng đầu quý, các ngân hàng thương mại đã phát hành tổng cộng 33.674 tỷ đồng, trong đó, có 5.574 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn cấp 2, còn lại phần lớn trái phiếu tổ chức tín dụng phát hành có kỳ hạn 2-3 năm, lãi suất thấp từ 3,7 - 4,2%/năm.

Mới đây nhất, VietinBank đã phát hành riêng lẻ 1.500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 8 năm và 85 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 15 năm với lãi suất dao động từ 6,5-6,7%/năm.

Ngân hàng Á Châu (ACB) cũng vừa công bố phát hành được 2.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm cho 2 công ty chứng khoán trong nước với lãi suất 4%/năm.

VPBank cũng có 3 đợt phát hành trong tháng 5; trong đó 500 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 3 năm.

Trước đó, VPBank cũng huy động được 4.000 tỷ đồng thông qua trái phiếu kỳ hạn 3 năm hồi cuối tháng 4. Còn TPBank kể từ đầu tháng 5 đến nay tiếp tục 3 đợt phát hành trái phiếu kỳ hạn 3 năm, với tổng giá trị 2.600 tỷ đồng, lãi suất từ 3,8-4,1%/năm…

Đáng chú ý, trong 28,4 nghìn tỷ đồng TPDN phát hành trong tháng 5, có 76% trái phiếu phát hành không có tài sản bảo đảm (chủ yếu của các ngân hàng, công ty chứng khoán).

So với các nhóm ngành khác, trái phiếu ngân hàng được đánh giá là có độ an toàn cao nhất bởi tính thanh khoản cao và các ngân hàng hoạt động dưới sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước.

Trong các trái phiếu lĩnh vực bất động sản, xây dựng, 26% trái phiếu phát hành không có tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm bằng cổ phần, cổ phiếu. Lãi suất phát hành trái phiếu bất động sản chủ yếu dao động trong khoảng 9,5-11%/năm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...