Ngân hàng đang bán bớt trái phiếu

Trong bối cảnh vẫn chưa được NHNN cấp thêm hạn mức tăng trưởng, nhiều ngân hàng đã phải giảm bớt lượng trái phiếu doanh nghiệp nắm giữ để có thêm dư địa cho vay.

Với Techcombank, lãnh đạo cấp cao của ngân hàng này cho biết đã tái phân bổ tín dụng bằng cách giảm phần trái phiếu doanh nghiệp lớn để chuyển sang cho vay mua nhà cá nhân.

Theo đó, Techcombank đã giảm dư nợ trái phiếu từ 77.000 tỷ đồng xuống còn 49.000 tỷ đồng trong quý II (giảm 36%). Trong khi đó, dư nợ vay mua nhà tăng 66% so với cùng kỳ và 25% so với quý I; tỷ lệ vay mua nhà trong danh mục sản phẩm cho vay cá nhân tăng từ 78% lên mức 82%.

TPBank cũng đã chủ động giảm 4.300 tỷ đồng số dư trái phiếu doanh nghiệp trong 3 tháng vừa qua để dành ''room'' cho tăng trưởng tín dụng trong thời gian đầu quý III.

Vietcombank cũng chỉ cò giữ 11.608 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp, giảm 1,9% so với hồi đầu năm trước và giảm 0,7% so với cuối tháng 3. Tỷ trọng nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp trên tổng tín dụng của Vietcombank hiện chỉ ở mức 1%.

VietinBank cũng giảm 18% quy mô danh mục trái phiếu doanh nghiệp trong quý vừa qua xuống còn 10.967 tỷ đồng - tương đương 0,9% tổng dư nợ tín dụng.

MB cũng giảm sở hữu 900 tỷ đồng loại giấy tờ có giá này trong quý II. Cùng xu hướng, tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp/tổng dư nợ của VPBank đã giảm 0,23 điểm % so với cuối quý I, xuống còn 9,77%.

MSB cũng đã chủ động hạ tỷ trọng cho vay lĩnh vực này xuống còn 2,7% tổng dư nợ (từ mức 3,2% vào cuối quý I). Hiện số dư trái phiếu doanh nghiệp của MSB chỉ còn xấp xỉ 3.000 tỷ đồng.

Việc ngân hàng bán bớt trái phiếu doanh nghiệp được cho là để có thêm dư địa cho vay khách hàng trong bối cảnh ngân hàng nhà nước chưa có động thái nới "room" tín dụng.

Trong thời gian trước, trái phiếu doanh nghiệp là một trong những cấu phần chính thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nền kinh tế mở cửa trở lại và nhu cầu vay vốn tăng mạnh, việc nắm giữ nhiều trái phiếu doanh nghiệp khiến dư địa cho vay khách hàng của các nhà băng bị thu hẹp.

Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng cũng chủ động giảm quy mô danh mục trái phiếu doanh nghiệp do xu hướng siết chặt quản lý của các cơ quan chức năng.

Xem thêm

Cần sửa gấp nghị định 153 về trái phiếu

Cần sửa gấp nghị định 153 về trái phiếu

Theo Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, việc sớm hoàn thiện và phê duyệt dự thảo sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về việc chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ để khắc phục và giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động ổn định và hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...