Cần sửa gấp nghị định 153 về trái phiếu

Theo Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc, việc sớm hoàn thiện và phê duyệt dự thảo sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về việc chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ để khắc phục và giúp thị trường trái phiếu doanh nghiệp hoạt động ổn định và hiệu quả.
Cần sửa gấp nghị định 153 về trái phiếu

Báo cáo tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, 6 tháng đầu năm 2022, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ đạt 257.857 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước là 168.702 tỷ đồng (tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2020).

Khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp tập trung chủ yếu trong tháng 1/2022 và bắt đầu giảm từ tháng 2 đến tháng 4. Tuy nhiên, từ tháng 5/2022, khối lượng phát hành trái phiếu tăng trở lại, trong đó tháng 5 và 6 lần lượt đạt 44.200 tỷ đồng và khoảng 47.500 tỷ đồng.

Trong bối cảnh phát hành trái phiếu riêng lẻ tăng, tiềm ẩn nhiều rủi ro sau khi nhiều doanh nghiệp vi phạm quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp bị phanh phui gần đây, Bộ Tài chính cảnh báo tình trạng bất thường khi môi giới của một số doanh nghiệp và tổ chức tài chính chèo kéo nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp như hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng, với lãi suất có thể lên tới 12 - 13%/năm.

Bên cạnh đó là tình trạng doanh nghiệp phát hành trái phiếu qua công ty con trong hệ sinh thái rồi đưa tiền về cho công ty mẹ như trường hợp tại Tân Hoàng Minh.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sớm hoàn thiện và phê duyệt dự thảo sửa đổi Nghị định 153 để sớm có khuôn khổ chặt chẽ hơn trong các điều kiện phát hành như giám sát mục đích phát hành, yêu cầu thẩm định tài sản đảm bảo…, từ đó góp phần giúp thị trường vận hành ổn định và bền vững.

“Nghị định 153 đã trình nhiều lần, tuy nhiên chưa được quyết. Hiện Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp chưa thống nhất, đề nghị đưa ra Chính phủ quyết luôn. Bộ Tài chính và Bộ Công an thống nhất siết lại một số quy định để quản lý chặt chẽ hơn”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Nhìn tưởng “giàu”, hóa ra đang "nợ": Bí ẩn khoản phải thu của các đại gia bất động sản

Trong bối cảnh ngành bất động sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, một điểm đáng chú ý trên báo cáo tài chính quý 1/2025 của nhiều doanh nghiệp là tỷ trọng các khoản phải thu trên tổng tài sản đang ở mức rất cao, trong số đó, có các cái tên nổi bật như An Gia, Đất Xanh và Vinhomes...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Rủi ro điều chỉnh vẫn còn hiện hữu

VN-Index bất ngờ bứt phá trong phiên 20/5 khi vượt qua ngưỡng kháng cự tâm lý 1.300 điểm, đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong tháng 3/2025 và tiến sát vùng cản 1.320 điểm, tuy vậy, giới phân tích vẫn cảnh báo khả năng rung lắc có thể xuất hiện khi chỉ số tiến gần vùng đỉnh cũ...

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán tăng nhẹ sau tin xấu từ Moody's

Chứng khoán Mỹ gần như đi ngang trong ngày giao dịch đầu tuần khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc Moody’s hạ bậc tín nhiệm quốc gia do gánh nặng nợ công khổng lồ…

VN-Index hướng tới mốc 1.300 điểm, song tăng giữa những nhịp rung lắc

Áp lực bán gia tăng, VN-Index có thể về sát vùng giằng co 1.280 điểm

Sau chuỗi tăng mạnh đầy hưng phấn, thị trường chứng khoán mở cửa tuần mới trong tâm lý dè dặt và áp lực chốt lời lộ rõ, các công ty chứng khoán nhận định vùng 1.280 điểm tiếp tục được kỳ vọng là điểm tựa cân bằng cho VN-Index trong những phiên giằng co sắp tới...