Ngân hàng… lo gì tiền ảo!? (Chờ BT)

Mới đây, hàng loạt các ngân hàng thương mại đã chính thức cấm các hoạt động giao dịch tiền ảo từ rút tiền, chuyển khoản hay giao dịch thẻ… Một động thái tích cực để “hưởng ứng” chỉ thị của Ngân hàng N
Ngân hàng… lo gì tiền ảo!? (Chờ BT)

Mạnh tay và quyết liệt

Từ tháng 1/2018, NHNN đã tuyên bố, bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam.

Việc phát hành, cung ứng hay sử dụng bitcoin cùng các loại tiền ảo khác làm phương tiện thanh toán đều bị cấm. Mức xử phạt hành chính giao động từ 150 triệu đến 200 triệu đồng, cao hơn có thể bị truy cứu hình sự.

Đến tháng 4, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ban hành Chỉ thị số 02, yêu cầu các ngân hàng thương mại không thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền ảo dưới bất kỳ hình thức nào. Lý do là nhằm hạn chế phát sinh rủi ro liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố, gian lận và trốn thuế…

Nhưng với màn xuất hiện ấn tượng, khả năng hâm nóng thị trường tiền tệ theo cách không ai ngờ, bitcoin vẫn đủ sức khiến người người đổ xô mua bán. 

Thậm chí, khi Ngân hàng Nhà nước nhiều lần tuyên bố, sử dụng, cung ứng, mua bán tiền ảo tại Việt Nam sẽ không được pháp luật bảo vệ thì sức nóng của đồng tiền này vẫn không giảm.

Từ người đào tiền ảo đến sàn giao dịch tiền ảo, người mua bán đều không nao núng trước lệnh cấm bởi họ cho rằng, pháp luật Việt Nam hiện nay “KHÔNG THỂ” chạm đến.

Trước thực trạng này, các ngân hàng thương mại “đành” tiến thêm một bước: đồng loạt thực hiện cấm giao dịch tiền ảo bằng những thông báo gửi trực tiếp đến khách hàng.

Cấm để quản, để hết nóng, để chặn sự phát triển? 

Cho đến bây giờ, truyền thông thế giới vẫn đang tranh luận dữ dội rằng, bitcoin là tiền hay hàng hoá. Nếu là hàng hoá, bitcoin nói riêng hay tiền ảo nói chung sẽ có giá trị gì. Nếu là tiền, điều gì sẽ xảy ra?

Về bản chất, Bitcoin là sản phẩm công nghệ, có giá trị dựa trên công sức khai thác công nghệ tạo ra. Nó là sản phẩm của trí tuệ dựa trên nền tảng số. Điều này không ai phủ nhận.

Về sức ảnh hưởng, internet và công nghệ (đã và đang) là chìa khoá xoá bỏ ranh giới quốc gia và thay đổi mọi cách thức liên hệ vốn tồn tại.

Khi Bitcoin và Internet “chạm” vào nhau, thứ mà nhà đầu tư nhận được là sự chủ động, độc lập trong mọi giao dịch tiền tệ.

Và khi đó, ngân hàng – vốn được coi là nhân tố trung gian nhưng luôn nắm quyền chủ chốt trong giao dịch sẽ mất đi vị thế.

Khi bitcoin xuất hiện cũng là lúc giới ngân hàng bùng nổ sự tranh cãi, lo lắng và căng thẳng khi ranh giới của quản lý trong hệ thống ngân hàng (dự kiến) hoàn toàn biến mất. Giống như điều mà chuyên gia ngân hàng Cấn Văn Lực khẳng định, Bitcoin không nằm trong diện quản lý của bất kỳ ngân hàng trung ương nào.

Khi đó, khả năng mất kiểm soát của ngân hàng trong quản lý bitcoin là hoàn toàn có cơ sở. Từ “thuyền trưởng” có khả năng quyết định, ngân hàng trở thành “kho dữ liệu” chỉ dùng để truy vấn thông tin giao dịch cho khách hàng.

Thậm chí, ông Lực từng khẳng định, bitcoin không có hệ thống đầy đủ để lưu trữ cơ sở dữ liệu giao dịch. Khi đó, kho dữ liệu trên cũng không hoàn hảo và chứa đầy lỗ hổng.

Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đồng thuận không công nhận bitcoin là tiền, dùng như phương tiện thanh toán. Nhưng giới đầu tư vẫn “đàng hoàng” sử dụng tiền ảo này như một loại hàng hoá, dùng tiền thật để mua, bán khi có lãi để rồi đổi lại thành tiền thật.

Tại Việt Nam, khi giá bitcoin ở thời hoàng kim, dù phí rút tiền trên các sàn giao dịch tăng lên chóng mặt nhưng khiến giới đầu tư điên cuồng.

Đối với các ngân hàng, đó là thị phần không nhà băng nào muốn bị chiếm mất.

Hiện, mọi hành động của Ngân hàng Nhà nước đều đang là chính sách về mặt cơ học, giải quyết vấn đề trên diện pháp lý, dùng thủ tục hành chính, lệnh cấm để ngăn chặn sức lan toả của bitcoin.

Dù không được chính quyền công nhận, pháp luật bảo vệ, nhà đầu tư sẽ là người chịu thiệt nhưng bitcoin vẫn cứ hấp dẫn. 

Nhưng ở khía cạnh ngoài lề, sức mạnh của thứ hàng hoá trung gian này lại đang là ẩn sau trong công nghệ blockchain – vẫn đang khiến ngành tài chính thế giới trao đảo mới chính là điều đáng nói. 

Và hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn đang đi nỗ lực đi cùng thế giới bằng cách nỗ lực hoàn thiện một khung pháp lý riêng dành cho tiền ảo. 

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...