Ngân hàng nào lãi nhiều nhất từ kinh doanh ngoại hối quý I/2022?

Vietcombank tiếp tục là ngân hàng thu lãi lớn nhất từ hoạt động kinh doanh ngoại hối trong ba tháng đầu năm với 1.522 tỷ đồng, tăng trưởng 46%.
Ngân hàng nào lãi nhiều nhất từ kinh doanh ngoại hối quý I/2022?

Thống kê từ báo cáo tài chính quý I/2022 của 27 ngân hàng trong nước, tổng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối trong ba tháng đầu năm đạt gần 4.595 tỷ đồng, tăng đến 49% so với cùng kỳ.

Trong đó, Vietcombank tiếp tục là ngân hàng lãi lớn nhất từ mảng này với 1.522 tỷ đồng, tăng trưởng 46%. VietinBank và BIDV đứng ở vị trí thứ 2 và 3 với lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng lần lượt 130% và 54%, đạt 784 tỷ và 585 tỷ đồng.

Chỉ tính riêng riêng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối của nhóm ba ngân hàng TMCP Nhà nước đã đạt gần 2.890 tỷ đồng, chiếm gần 60% tổng lãi thuần của nhóm ngân hàng được thống kê. 

Tại nhóm NHTM cổ phần, MB có lãi thuần từ kinh doanh ngoại tệ lớn nhất với 467 tỷ đồng, tăng mạnh 97% so với cùng kỳ năm trước. ACB và Sacombank đứng kế sau với lãi thuần lần lượt đạt 303 và 298 tỷ đồng.

Top 10 ngân hàng lãi nhiều nhất từ kinh doanh ngoại còn có MSB, ABBank, Eximbank và Techcombank. Tổng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối của 10 ngân hàng này đạt 4.579 tỷ đồng, chiếm hơn 99% tổng lãi thuần của 27 nhà băng được thống kê.

Trong nhóm các ngân hàng khảo sát, có 17 ngân hàng ghi nhận tăng trưởng lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối năm vừa qua. Trong đó, Bac A bank là nhà băng tăng trưởng mạnh nhất (tăng 855% so với cùng kỳ).

Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối của nhiều nhà băng khác cũng tăng trưởng mạnh có thể kể đến như KienlongBank (498%), Ngân hàng Bản Việt (295%), MSB (140%), Saigonbank (137%), VietinBank (130%),...

Ở chiều ngược lại, Techcombank, TPBank, SHB, HDBank, OCB, SeABank, Vietbank, NCB, LienVietPostBank và VIB là những ngân hàng ghi nhận lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối sụt giảm. Đáng chú ý, có đến 5 ngân hàng ghi nhận lỗ trong mảng kinh doanh này ở quý I là NCB, Bac A Bank, LienVietPostBank, VIB và VPBank, trong đó lỗ nặng nhất là VPBank (lỗ 83 tỷ đồng).

Xem thêm

Bảo hiểm Quân đội trả cổ tức 15% bằng cổ phiếu

Bảo hiểm Quân đội trả cổ tức 15% bằng cổ phiếu

Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC - HoSE:MIG ) sẽ phát hành 21,45 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm ngoái. Tỷ lệ thực hiện 15%, cổ đông sở hữu một cổ phiếu được hưởng một quyền nhận cổ tức, cổ đông sở hữu 100 quyền nhận cổ tức được nhận 15 cổ phiếu mới.

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng thêm một năm "ăn nên làm ra"

Ngành ngân hàng thêm một năm "ăn nên làm ra"

Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được Đại hội đồng cổ đông giao, trong đó, có những đơn vị ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số...

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...