Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bà Ngô Thu Hà giữ chức Tổng giám đốc SHB

Ngày 15/8, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận Bà Ngô Thu Hà giữ chức vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Trước đó, Bà Ngô Thu Hà được Hội đồng Quản trị SHB tin tưởng, giao trọng trách Quyền Tổng Giám đốc.

Ngân hàng Nhà nước đã có công văn số 5631/NHNN-TTGSNH ngày 15/08/2022 về việc chấp thuận Bà Ngô Thu Hà giữ chức vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng SHB. Tiếp theo, Hội đồng Quản trị SHB sẽ tiến hành các thủ tục để bổ nhiệm Tổng Giám đốc theo quy định của Pháp luật và quy định của SHB.

Trước đó, ngày 20/7/2022, Bà Ngô Thu Hà được Hội đồng Quản trị SHB tin tưởng, giao trọng trách Quyền Tổng Giám đốc. Bà Ngô Thu Hà sinh năm 1973, là Tiến sỹ Kinh tế. Bà đã có 28 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và hơn 11 năm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc SHB. Trong suốt thời gian công tác tại SHB, Bà Ngô Thu Hà đã đảm trách nhiều vị trí quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, góp phần cùng SHB phát triển vượt bậc, đứng trong Top 5 Ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bà Ngô Thu Hà giữ chức Tổng giám đốc SHB ảnh 1
Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bà Ngô Thu Hà giữ chức Tổng giám đốc SHB

HĐQT SHB kỳ vọng Tiến sỹ Ngô Thu Hà sẽ đồng hành cùng HĐQT, Ban Điều hành và toàn thể CBNV quyết tâm cao độ đưa SHB hiện thực hóa mục tiêu 5 năm tới trở thành ngân hàng số 1 về hiệu quả và công nghệ trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Việc NHNN chấp thuận nhân sự Tổng Giám đốc có ý nghĩa quan trọng với SHB nhằm tăng cường năng lực quản trị điều hành, góp phần thúc đẩy việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ theo định hướng chiến lược trung và dài hạn của ngân hàng, hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng số 1 về hiệu quả, áp dụng các công nghệ hiện đại hàng đầu và là ngân hàng số được yêu thích nhất.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chấp thuận thay đổi vốn điều lệ của SHB lên 26.674 tỷ đồng. Thực hiện nghị quyết của ĐHĐCĐ năm 2022, SHB sẽ nâng vốn điều lệ lên mức 36.459 tỷ đồng, vào Top 3 ngân hàng cổ phần tư nhân lớn nhất về vốn điều lệ. Có 3 đợt tăng vốn gồm: chi trả cổ tức năm 2021 cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 15% bằng cổ phiếu; chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền với tỷ lệ 100:20 với giá chào bán 12.500 đồng/cổ phiếu và chào bán cổ phiếu ESOP cho người lao động SHB là 45,12 triệu cổ phiếu.

Việc liên tục nâng vốn thành công trong thời gian qua là nền tảng quan trọng giúp SHB ngày càng khẳng định và nâng cao uy tín với cộng đồng đầu tư trong và ngoài nước.
Việc liên tục nâng vốn thành công trong thời gian qua là nền tảng quan trọng giúp SHB ngày càng khẳng định và nâng cao uy tín với cộng đồng đầu tư trong và ngoài nước.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, SHB đã đạt kết quả kinh doanh ấn tượng. Tính đến 30/6/2022, tổng tài sản của SHB đạt hơn 522 nghìn tỷ đồng, hoàn thành 91,7% kế hoạch năm 2022.

Tổng vốn huy động đạt hơn 471 nghìn tỷ đồng; dư nợ cấp tín dụng đạt hơn 390 nghìn tỷ đồng, cả hai chỉ tiêu đều hoàn thành 93% kế hoạch năm 2022.

Lợi nhuận trước thuế đạt gần 5.900 tỷ đồng (tăng 84%), đứng Top 5 các Ngân hàng TMCP tư nhân có lợi nhuận cao nhất; thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh đạt gần 9.500 tỷ đồng (tăng 113%); tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn Basel II đạt gần 12%, xếp hạng tín nhiệm của Moody’s đạt B1. Với kết quả kinh doanh tích cực này, mục tiêu tổng lợi nhuận tối thiểu 11.686 tỷ trong năm 2022 của SHB là hoàn toàn khả quan.

Xem thêm

SHB ưu đãi phí chuyển tiền quốc tế dành cho doanh nghiệp

SHB ưu đãi phí chuyển tiền quốc tế dành cho doanh nghiệp

Từ ngày 5/8/2022, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) triển khai chương trình “Chuyển tiền lộc phát” với ưu đãi phí chuyển tiền quốc tế vượt trội, dịch vụ nhanh gọn, giúp giảm gánh nặng về chi phí và nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...