Ngân hàng OCB phát hành thành công lô trái phiếu 500 tỷ đồng

OCB đã phát hành thêm 500 trái phiếu với mã OCBL2427019 vào ngày 16/10, mỗi trái phiếu có mệnh giá 1 tỷ đồng và lãi suất 5,1%/năm. Đây cũng là lô trái phiếu thứ hai mà ngân hàng OCB phát hành trong tháng 10 này...

Ngân hàng OCB phát hành thành công lô trái phiếu 500 tỷ đồng

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã công bố thông tin về kết quả phát hành trái phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (OCB).

Theo đó, OCB đã phát hành thêm 500 trái phiếu với mã OCBL2427019 vào ngày 16/10, mỗi trái phiếu có mệnh giá 1 tỷ đồng và lãi suất 5,1%/năm. Tổng giá trị phát hành của lô trái phiếu này đạt 500 tỷ đồng, có kỳ hạn 3 năm và sẽ đáo hạn vào ngày 16/10/2027.

Đáng chú ý, đây là lô trái phiếu thứ hai mà ngân hàng OCB phát hành trong tháng 10/2024. Trước đó, vào ngày 9/10/2024, ngân hàng đã phát hành thành công 500 trái phiếu mã OCBL2427018 với mệnh giá tương tự, tổng giá trị phát hành 500 tỷ đồng và lãi suất 5,2% với kỳ hạn 3 năm.

Trước đó nữa, vào ngày 26/9/2024, ngân hàng OCB cũng đã phát hành thành công ba lô trái phiếu mã OCBL2427015, OCBL2427016 và OCBL2427017 với tổng giá trị lên tới 3.900 tỷ đồng. Cả 3 lô trái phiếu này đều có kỳ hạn 3 năm và dự kiến đáo hạn vào năm 2027.

Ở chiều ngược lại, ngân hàng OCB đã tiến hành mua lại toàn bộ lô trái phiếu OCBL2325009 vào ngày 30/9/2024. Lô trái phiếu này gồm 2.000 đơn vị, mỗi trái phiếu có mệnh giá 1 tỷ đồng, với tổng trị giá 2.000 tỷ đồng. Lô trái phiếu này được phát hành năm 2023 và ban đầu dự kiến đáo hạn vào ngày 28/9/2025.

Tính riêng trong tháng 9, ngân hàng OCB đã chi ra 5.200 tỷ đồng để mua lại bốn lô trái phiếu trước hạn, tiếp tục củng cố vị thế tài chính của mình.

Ở một diễn biến khác, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM mới đây đã chấp thuận việc ngân hàng OCB điều chỉnh đăng ký niêm yết hơn 410,96 triệu cổ phiếu mới phát hành để trả cổ tức, tương đương giá trị 4.109,6 tỷ đồng.

Sau điều chỉnh, tổng số cổ phiếu của OCB tăng lên gần 2,47 tỷ đơn vị, với tổng giá trị gần 24.657,9 tỷ đồng. Ngày hiệu lực niêm yết mới là 9/10/2024 và sẽ bắt đầu giao dịch từ ngày 1/11/2024.

anh-chup-man-hinh-2024-10-22-luc-182525-6082-8105.png
Diễn biến thị giá cổ phiếu OCB trong thời gian qua

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 22/10, thị giá cổ phiếu OCB hiện đang ghi nhận ở mức 11.750 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa của ngân hàng này trên thị trường ước gần đạt 29.000 tỷ đồng

Theo danh sách cổ đông sở hữu trên 1% vốn điều lệ mà OCB công bố đã hé lộ nhiều đại gia trong ngành bất động sản nắm giữ lượng cổ phần lớn tại ngân hàng này, bao gồm: Tổng công ty Bến Thành - TNHH MTV (4,96%), Công ty Cổ phần đầu tư Bình An House (4,7%), Công ty Cổ phần Greenwave Capital (4,4%), Công ty Cổ phần Đầu tư HVR (3,85%), Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng khu công nghiệp Tây Ninh (3,2%), Công ty Cổ phần Năng lượng tái tạo Hve (3,1%), Công ty Cổ phần Next Green Capital (2,89%), Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp điện số (3,26%), Công ty TNHH Đầu tư TQA (1,1%).

Bên cạnh đó, 3 cổ đông ngoại là Aozora Bank (15%), Portal Global Limited (3%) và Pyn Elite Fund (2,4%). Còn Văn phòng Thành ủy sở hữu 3,65% vốn.

Với nhóm nhà đầu tư cá nhân, ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch OCB cùng người có liên quan, nắm giữ tổng cộng 19,9% vốn điều lệ. Một số cá nhân khác nắm giữ lượng lớn cổ phiếu OCB gồm bà Trịnh Mai Linh, Trịnh Mai Vân, ông Nguyễn Đức Toàn, bà Cao Thị Quế ANh, bà Trịnh Thị Mai Anh, ông Phan Trung.

Xem thêm

Không ghi nhận trái phiếu chậm trả phát sinh trong tháng 9/2024

Không ghi nhận trái phiếu chậm trả phát sinh trong tháng 9/2024

Tháng 9/2024 là tháng đầu tiên kể từ tháng 10/2021 không ghi nhận trái phiếu chậm trả phát sinh mới nào.
Nhờ đó, tổng giá trị trái phiếu chậm trả phát sinh mới trong quý 3/2024 là 1,7 nghìn tỷ đồng, thấp hơn mức trung bình của bốn quý gần nhất là 14,9 nghìn tỷ đồng...

Tiền rục rịch rời chứng khoán trước áp lực đáo hạn trái phiếu cuối năm

Tiền rục rịch rời chứng khoán trước áp lực đáo hạn trái phiếu cuối năm

Các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm bất động sản sẽ phải tìm kiếm nguồn vốn để thanh toán các khoản nợ trái phiếu đến hạn. Việc này có thể dẫn đến tình trạng một phần dòng vốn đầu tư bị rút ra khỏi thị trường chứng khoán, chuyển hướng sang thị trường trái phiếu để đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ...

Ngành ngân hàng làm nóng sân chơi trái phiếu doanh nghiệp

Ngành ngân hàng làm nóng sân chơi trái phiếu doanh nghiệp

Ngân hàng vẫn là động lực chính của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Theo VBMA, từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 277.450 tỷ đồng, riêng nhóm ngân hàng đã chiếm tới 70,9% tổng giá trị...

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...