Ngân hàng SHB ưu đãi lãi vay doanh nghiệp bình ổn thị trường

Ngày 18/7/2016, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức triển khai chương trình cho vay ưu đãi dành cho các doanh nghiệp với lãi suất chỉ từ 7,5%/năm để bình ổn các mặt hàng thiết yếu trên th
Ngân hàng SHB ưu đãi lãi vay doanh nghiệp bình ổn thị trường

Ngày 18/7/2016, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chính thức triển khai chương trình cho vay ưu đãi dành cho các doanh nghiệp với lãi suất chỉ từ 7,5%/năm để bình ổn các mặt hàng thiết yếu trên thị trường. Chương trình kéo dài từ ngày 1/7/2016 tới hết 30/6/2017 tại các điểm giao dịch của SHB trên địa bàn Hà Nội. Mục tiêu là nhằm hỗ trợ thực hiện chính sách của Nhà nước về bình ổn thị trường đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn với mức lãi suất ưu đãi.Tham gia chương trình này, SHB sẽ sẽ dành nguồn vốn 500 tỷ đồng để hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường do Sở Công thương Hà Nội triển khai. Lãi suất ưu đãi SHB là từ 7,5%/năm, áp dụng cố định trong 3 tháng đầu sau khi giải ngân và khách hàng được miễn phí trả nợ trước hạn.Các doanh nghiệp được vay vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất, chăn nuôi, thu mua dự trữ hàng hóa. Có 14 nhóm hàng được tham gia chương trình này như: lương thực, trứng gia cầm, thủy hải sản tươi, đông lạnh, dầu ăn, rau củ, bánh mứt kẹo Tết, Giấy vở, đồ dùng học sinh…Chính sách hỗ trợ vốn ưu đãi của SHB không chỉ thể hiện cam kết chia sẻ khó khăn với các khách hàng doanh nghiệp Hà Nội, mà còn hỗ trợ thị trường bình ổn giá cả, đặc biệt trong những dịp Lễ, Tết, sức mua của người tiêu dùng tăng mạnh.Ngoài ra, SHB đang dành 3.000 tỷ đồng để hỗ trợ các doanh nghiệp SMEs trong chương trình “Ưu đãi lãi suất, Tiếp sức thành công” kéo dài đến hết 30/9/2016.

Hải Hà

 

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.