Ngành ngân hàng cần "ưu tiên" vốn cho doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu

Các ngân hàng thương mại cần chủ động cân đối nguồn vốn, xem xét tạo điều kiện tăng thêm hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp xăng dầu để đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước...
Ngành ngân hàng cần "ưu tiên" vốn cho doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa có công văn số 1509/NHNN-TD yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện một số giải pháp trong năm 2022, góp phần thực hiện mục tiêu bình ổn giá xăng dầu trong nước.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại chủ động cân đối nguồn vốn, xem xét tạo điều kiện tăng thêm hạn mức tín dụng cấp cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu (theo danh sách công bố trên website của Bộ Công Thương), nhất là các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu được Bộ Công Thương phân giao sản lượng nhập khẩu xăng dầu tăng thêm (danh sách công bố theo Quyết định của Bộ Công Thương) để kịp thời nhập khẩu xăng dầu theo hạn mức nhập khẩu góp phần đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cần đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ, rút ngắn thời gian xét duyệt cấp tín dụng; đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng phù hợp đảm bảo an toàn và tuân thủ các quy định pháp luật.

Việc xem xét, thẩm định và quyết định cấp tín dụng, tăng thêm hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nêu trên thực hiện theo cơ chế tín dụng hiện hành. Trong trường hợp phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện thì kịp thời báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để được xem xét xử lý.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị/Tổng giám đốc các ngân hàng thương mại chỉ đạo sát sao trong toàn hệ thống; tăng cường công tác lãnh đạo, kiểm tra, giám sát, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn tín dụng của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu có đủ điều kiện theo quy định; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác tín dụng.

Đối với các ngân hàng phát sinh dư nợ, định kỳ hàng tháng yêu cầu báo cáo về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (thông qua Vụ Tín dụng các ngành kinh tế tình hình cấp tín dụng cho các doanh nghiệp kinh doanh, nhập khẩu xăng dầu).

Việt Nam hiện chưa tự chủ được nguồn cung xăng dầu. Mới có 2 nhà máy lọc hóa dầu là Nhà máy Bình Sơn (cung ứng 35% - 7 triệu tấn xăng dầu/năm) đưa vào sản xuất từ năm 2009; và Nhà máy Nghi Sơn đưa vào sản xuất từ năm 2018.

Cả hai nhà máy đạt được khoảng 13 triệu tấn xăng dầu/năm trong khi đó nhu cầu cỡ 20-21 triệu tấn/năm. Như vậy, khi xăng dầu thế giới tăng thì xăng dầu trong nước tăng. 

Ngoài ra, dự trữ xăng dầu trong thời gian qua đã đáp ứng được yêu cầu như các quy định về điều hành, dự trữ. Dự trữ xăng dầu đến ngày 10/2 vẫn còn khoảng 1,2 triệu tấn, cùng với sản xuất trong tháng 2 khoảng 0,9 triệu tấn; cộng nhập khẩu thêm khoảng 0,9 triệu tấn là có 3 triệu tấn. Trong khi nhu cầu 1 tháng hiện nay khoảng 1,8 triệu tấn.

Xem thêm

TP.HCM lên phương án đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu

TP.HCM lên phương án đảm bảo nguồn cung ứng xăng dầu

Sở Công thương TP.HCM có văn bản gửi các sở, ngành liên quan, cùng UBND TP.Thủ Đức, các quận, huyện và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu về việc tiếp tục triển khai các giải pháp đảm bảo cung ứng xăng dầu trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...