“Nghề” hoạch định tài chính cá nhân ở tương lai và những câu chuyện phải bàn

TS.Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cũng lưu ý, ngoài bộ tiêu chuẩn về nghề, thì tiêu chuẩn hay chuẩn mực của hoạch định tài chính cá nhân, trong đó quy tắc, nguyên tắc về nghề nghiệp này rất cần thiết.

Mới đây, Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam và Hội đồng chuẩn hóa Hoạch định Tài chính cá nhân đã công bố bản Dự thảo Tiêu chuẩn Hoạch định Tài chính cá nhân Việt Nam. TS. Vũ Đình Ánh đã đưa ra những lời khuyên để tiếp tục hoàn thiện bộ tiêu chuẩn chung nhất cho ngành Hoạch định Tài chính cá nhân tại Việt Nam .

Ông Ánh khẳng định, tài chính cá nhân thực sự là một mảnh ghép cuối cùng của mảng tài chính Việt Nam. Tài chính bao gồm tài chính vĩ mô và tài chính vi mô. Vĩ mô là chuyện của nhà nước còn về vi mô bên cạnh mảng tài chính doanh nghiệp đã nói rất thường xuyên thì mảng cuối cùng đó là tài chính cá nhân. 

Vấn đề thứ hai cần quan tâm đến đó là người dân miền Nam về vấn đề tài chính cá nhân họ đang đi trước và đi xa hơn so với người dân miền Bắc. Đây cũng là một đặc điểm rất cần lưu ý khi nói về tài chính cá nhân và hoạch định tài chính cá nhân. Đó là vật chất và vùng miền, con người cá nhân thật sự. 

Cái bài toán ở đây là về hành vi cá nhân, hoạch định tài chính cá nhân, quan điểm tài chính cá nhân rất khác nhau giữa 2 vùng miền. Nên vấn đề này cần phải được quan tâm khi ta áp dụng cái chung trên toàn Việt Nam ngoài những nguyên tắc chung thì đặc biệt phải tính đến chất lượng vùng miền thậm chí từng giai tầng xã hội một. Điều này rất quan trọng. 

tài chính cá nhân
TS.Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế

Câu chuyện thứ ba trong vấn đề tài chính cá nhân đó là khi ta xem xét đây là một nghề. Đây là một nghề hoàn toàn mới, nó không phải là môi giới bất động sản, môi giới chứng khoán, môi giới bảo hiểm như bây giờ. Bản chất cả ba nghề môi giới ở trên là đứng về phía người bán, họ phục vụ lợi ích chính đáng, họ thông tin bảo hiểm, bán sản phẩm bảo hiểm cho các công ty. Họ môi giới họ phục vụ mục tiêu bản thân họ nhưng cái nghề tư vấn tài chính cá nhân ở đây thì lại đứng ở phía ngược lại là đứng về phía người mua. 

“Nghề phục vụ lợi ích cho người mua và nhận tiền từ người mua. Đây là bản chất nghề nghiệp hoàn toàn khác nhau cùng với đó cách tư duy cũng hoàn toàn khác nhau. Đặc biệt, không thể lẫn lộn trong câu chuyện môi giới hiện nay với cái nghề tư vấn tài chính vì bản chất cơ bản đã khác nhau”, TS.Ánh nêu.

Chuyên gia cũng lưu ý, ngoài bộ tiêu chuẩn về nghề, thì tiêu chuẩn hay chuẩn mực của hoạch định tài chính cá nhân, trong đó quy tắc, nguyên tắc về nghề nghiệp này rất cần thiết. 

Đây là một bài toán rất thú vị nếu như coi nhà đầu tư là một đội bóng thì người ta sẽ không đòi rỗng, không đòi hỏi trở thành một CEO tuyệt vời, một võ sĩ quyền anh tuyệt vời nhưng phải trở thành một cầu thủ tuyệt vời, một đội bóng tuyệt vời.

Tóm lại bản thân người hoạch định tài chính cá nhân phải là một người hoạch định tài chính của bản thân tuyệt vời trước. Họ sẽ được đánh giá trên những tiêu chí về năng lực. Điều đáng băn khoăn ở đây là những người hoạch định tài chính cá nhân sẽ là ai?

Tiếp theo, phải xét ngành nghề tư vấn này có được coi là một người chuyên nghiệp, có thể hoạt động với tư các cá nhân và có quy tắc riêng hay không? Giống như Luật sư như Bác sĩ không? Khi tất cả mọi người coi đây là một nghề, một lĩnh vực thì có thể hoạt động ở tư cách cá nhân không hay bắt buộc phải là thành viên của một công ty nào đó.

Bên cạnh đó, một vấn đề cần quan tâm nữa đó là quy tắc, trách nhiệm của họ sẽ như thế nào? Nếu mục tiêu của khách hàng chỉ là sự bền vững thì chỉ là không phá sản, không đầu tư rủi ro quá. Nhưng nếu mục tiêu là phát triển và giàu lên vậy thì trách nhiệm khi ký hợp đồng tư vấn với một cá nhân nào đó thì nó sẽ như thế nào? Ở đây lại nảy sinh một vấn đề nữa đó là chứng chỉ hành nghề.

Chuyên gia cho rằng, đây thật sự là câu chuyện lợi ích cá nhân gắn với lợi ích khách hàng, là cạnh tranh trên thị trường lao động, cạnh tranh trên chất lượng trình độ kết quả của người tư vấn. Nhìn xa hơn nữa, là mối quan hệ giữa tài chính vĩ mô và tài chính cá nhân; câu chuyện an ninh tài chính bảo hiểm xã hội và quỹ hưu trí của đất nước và cả thế giới. Tất cả đều liên quan đến tài chính cá nhân và thậm chí liên quan đến sự phát triển của đất nước “dân giàu nước mạnh”.

“Tổng thể lại, câu chuyện băn khoăn cuối cùng ở đây vẫn là về mặt cơ chế. Điều này sẽ quy định như cơ chế chứng khoán do nhà nước quy định hay thị trường sẽ hoạt động tự do? Khi chúng ta đưa tư vấn tài chính cá nhân vào Việt Nam thì nó phải là những vấn đề rất cụ thể và rất khả thi có thể thực hiện”, chuyên gia chia sẻ.

Xem thêm

Bộ Tài chính trình phương án hỗ trợ thị trường trái phiếu

Bộ Tài chính trình phương án hỗ trợ thị trường trái phiếu

Bộ Tài chính vừa trình Chính phủ các đề xuất để hỗ trợ thị trường trái phiếu trong bối cảnh thị trường tài chính, tiền tệ gặp khó khăn về thanh khoản, doanh nghiệp có khó khăn về dòng tiền để cân đối nguồn lực thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn và huy động vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm

Đại sứ Nga: "Việt Nam là một thị trường rất thú vị"

Đại sứ Nga: "Việt Nam là một thị trường rất thú vị"

Việt Nam là đối tác thương mại truyền thống của Liên Xô trước đây và Liên bang Nga ngày nay. Các loại hàng hóa tiêu dùng từ xứ sở bạch dương không chỉ chứa đựng tình cảm, sự gần gũi mà còn rất thiết thực đối với người dân Việt Nam...

Vàng thế giới và trong nước “rủ nhau” tăng giá

Vàng thế giới và trong nước “rủ nhau” tăng giá

Giá vàng thế giới vẫn giữ vững được đà tăng trên mốc hỗ trợ quan trọng 2.600 USD/ounce trong phiên giao dịch sau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh. Trong nước, vàng miếng SJC tiếp tục tăng thêm 200.000 đồng/lượng…