Nghị quyết 42 có giải phóng “cục máu đông” nợ xấu?

Lãnh đạo NHNN cho rằng, Nghị quyết 42 của Chính phủ về xử lý nợ xấu sẽ “cởi trói” cho các chủ nợ, cho phép bán nợ xấu dưới giá sổ sách nhằm đẩy nhanh xử lý nợ tốt hơn, tạo nguồn hàng dồi dào cho thị t
Nghị quyết 42 có giải phóng “cục máu đông” nợ xấu?

Từ ngày 15/8/2017, Nghị quyết 42 của Chính phủ về xử lý nợ xấu bắt đầu có hiệu lực thực hiện cho tới năm 2022, giúp các tổ chức tín dụng (TCTD) xử lý nhanh hơn khối nợ xấu hàng trăm nghìn tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Hữu Quang, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Tài chính – Ngân sách của Quốc Hội, trong hơn 3 năm rưỡi vừa qua, công ty VAMC đã mua được hơn 280.000 tỷ đồng nợ xấu, với hơn 42.000 món nợ của gần 50 TCTD. Song VAMC đến nay mới xử lý được 50.000 tỷ đồng, chiếm 15% nợ xấu. Nguyên nhân là do đang có quá nhiều rào cản về xử lý tài sản đảm bảo cho các khoản nợ xấu mua về.

Do đó, Nghị quyết 42 được thông qua, đi vào thực hiện sẽ tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho các ngân hàng, bên mua nợ. Trong đó, nội dung đáng chú ý là xử lý tài sản đảm bảo giữa người vay và người cho vay, mà cho phép người cho vay có quyền xử lý tài sản đảm bảo nếu bên vay không hợp tác xử lý nợ xấu...

Ngoài ra, Nghị quyết 42 cho phép các tổ chức có khả năng về mua bán nợ xấu có thể tham gia (trước kia chỉ cho phép những cơ quan có chức năng mua bán nợ xấu mới được mua bán nợ xấu), hoặc cho bán nợ xấu dưới giá sổ sách... Điều này được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội cho thị trường M&A sôi động hơn trong thời gian ít nhất 5 năm tới.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, Nghị quyết 42 được xem là giải quyết những “ách tắc” trong xử lý nợ xấu thời gian qua, đó là nhiều khi con nợ có quyền hơn chủ nợ, cho phép bán nợ xấu dưới giá sổ sách sẽ giúp việc xử lý tốt hơn, tạo nguồn hàng dồi dào cho thị trường M&A.

Bên cạnh đó, ngân hàng đang bị vướng mắc trong việc phát hành thêm cổ phần cho cổ đông khi chưa được quy định rõ ràng. Đơn cử, thị giá một cổ phiếu ngân hàng rất cao, song các công ty định giá lại xác định giá của cổ phiếu ngân hàng này dưới giá thị trường.

Nếu ngân hàng bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài dưới giá thị trường sẽ tiềm ẩn rủi ro làm thất thoát vốn của Nhà nước. Nhất là trong bối cảnh Chính phủ đang “nới” rộng cửa thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là các ngân hàng thương mại yếu kém, ngân hàng 0 đồng.

Hiện, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại một ngân hàng thương mại Việt Nam là 30%, trong đó một nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 20% vốn của ngân hàng.

Theo ông Nguyễn Hữu Quang cũng cho biết thêm thời gian tới, sẽ có dự án sửa đổi Luật Các Tổ chức tín dụng và các nội dung trong Nghị quyết 42 sẽ được chuyển tải trong Luật này nếu có hiệu quả trong thực tế.

Đáng chú ý, Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020. Liên quan giải pháp cơ cấu lại các ngân hàng thương mại, tại Đề án có nêu:

- Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém: Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các định chế tài chính nước ngoài nói riêng mua lại, sáp nhập ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém của Việt Nam.

- Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần lành mạnh: NHNN tiếp tục thúc đẩy việc mua bán, sáp nhập trên cơ sở tự nguyện các tổ chức tín dụng thành các định chế có quy mô lớn và quản trị tốt hơn.

Do vậy, phương án M&A sẽ vẫn được NHNN khuyến khích các TCTD thực hiện trong thời gian tới.

>> Ngành hàng nào là “mỏ vàng” cho hoạt động mua bán - sáp nhập?

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...