Ngư dân: Đền bù mấy ăn cũng hết, chúng tôi cần biển sạch để sinh tồn

Formosa công khai xin lỗi, nhưng Formosa đã gây ra những nguy hại khôn cùng cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung, hàng triệu lao động đang lao đao, hàng trăm nghìn hộ gia đình không biết dựa vào đâu mà sống
Ngư dân: Đền bù mấy ăn cũng hết, chúng tôi cần biển sạch để sinh tồn

Formosa công khai xin lỗi, nhưng Formosa đã gây ra những nguy hại khôn cùng cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung, hàng triệu lao động đang lao đao, hàng trăm nghìn hộ gia đình không biết dựa vào đâu mà sống trong thời gian dài, không chỉ 1 năm, 2 năm, thậm chí cả 20 năm.Phải bảo dưỡng tàu, thuyền dù không ra khơi đánh bắtSau khi Formosa thừa nhận làm cá chết hàng loạt ở miền trung. Phóng viên Thương gia điện tử đã có mặt tại bến neo đậu tàu thuyền  nghề cá Thuận An, cũng là lúc nhiều ngư dân ở các xã khu vực biển Phú Vang – Thừa Thiên Huế đang tập trung tu sửa tàu thuyền do lâu ngày không được ra khơi đánh bắt.Anh Hoàng, ngư dân thôn Phú Thuận, Huyện phú Vang cho biết, sợ thuyền phơi nắng lâu ngày hỏng nên ngư dân lại ra đẩy xuống nước rồi kéo lên.“Mấy tháng qua biển ô nhiễm, cá chết hàng loạt nên tàu thuyền nằm bờ, không dám ra biển đánh bắt vì sợ cá nhiễm độc. Nguồn sống chỉ dựa vào sự hỗ trợ của nhà nước hiện nay là 22kg/ người và 5 triệu đồng hỗ trợ thuyền".“Thời gian trước, mỗi ngày đi biển, 4-5 bạn thuyền kiếm được ít nhất 3 triệu, cũng đủ trang trải. Nay chỉ dựa vào sự hỗ trợ từ nhà nước”, anh Hoàng nói. Với mức hỗ trợ này thì ngư dân chỉ đủ sống qua ngày đoạn tháng, vậy còn tương lại của họ ra sao? Nhà nước hỗ trợ được đến bao giờ? Liệu 500 triệu USD mà Formosa cam kết bồi thường có giúp cho ngư dân 4 tỉnh miền trung phục hồi kinh tế và làm môi sinh biển trở lại trong lành không?Ông Nguyễn Xuân Trường, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Vĩnh Thái, huyện Phú Vang cho hay: “Tôi lao động biển hơn 20 năm nay nhưng chưa bao giờ chứng kiến cảnh cá chết hàng loạt như thế”.Ngư dân Hoàng Lĩnh cho biết, sau khi tìm ra thủ phạm là Formosa, dân mong muốn làm sao biển sạch, cá tôm vào trở lại để dân yên tâm đánh bắt. Nhà nước cần phải xử lý nghiêm minh để những nhà máy như Formosa không thể huỷ hoại môi sinh của chúng ta, người dân chỉ dựa vào biển đển sống, mất biển rồi thì ngư dân biết sống bằng gì?Còn ngư dân Nguyễn Văn Tín thì nói: “Giờ công bố Formosa đã thừa nhận là thủ phạm và đền bù cho chúng tôi. Tuy nhiên đền bù được mấy cũng ăn hết, chúng tôi mong muốn sớm biết rằng môi trường bao giờ sạch để tiếp tục đánh bắt. Phải làm sáng tỏ, không chỉ hiện tại mà cho con cháu sau này nữa”, ông Tín buồn bả nói.“Bà con chúng tôi rất lành, đã đồng hành với chính quyền các cấp từ lâu nay. Chúng tôi có bức xúc nhưng chúng tôi tin Nhà nước sẽ giải quyết cho chúng tôi sớm có cuộc sống bình yên."Đấu tranh để tìm ra thủ phạm Formosa thì Chính phủ và các ngành chức năng đã nỗ lực hết sức. Mong Nhà nước kiểm soát làm sao để không tái diễn thảm họa này”, vợ một ngư dân nói trong tâm trạng bức xúc. 

Bộ Nông nghiệp và PTNT đề xuất mỗi gia đình có một người đi xuất khẩu lao động

Theo đề xuất của Bộ NN&PTNT, có một số hướng như sau: Sẽ tạo điều kiện để cho ngư dân các tỉnh Bắc Trung bộ bị ảnh hưởng sự cố vừa rồi đánh bắt vùng lộng và vùng ven bờ, tức là đối với tàu công suất dưới 90CV sẽ được hưởng chính sách như trong Nghị định 67 và Nghị định 89 để đóng tàu khai thác vùng xa bờ.Bộ này đề xuất phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng chính sách đào tạo nghề, chuyển đổi nghề cho bà con ngư dân bị ảnh hưởng cá chết hàng loạt ở miền Trung. Nếu ngư dân không đi khai thác thì sẽ lên bờ để làm những nghề phù hợp với điều kiện và có thể tăng thu nhập, trong đó Bộ NN&PTNT đề xuất cố gắng mỗi hộ gia đình có được một người đi xuất khẩu lao động. Đây là một hướng giúp cho những gia đình này có điều kiện để ổn định cuộc sống tốt hơn.Tuy nhiên, nhiều ngư dân không đồng ý với chủ trương trên vì nghề khai thác hải sản bằng bè mảng, thuyền thúng là nghề lâu đời. Hiện 705 bè mảng, thuyền thúng ở đây góp phần giải quyết công ăn việc làm cho gần 4.000 lao động, nhất là những lao động nghèo không có điều kiện mua sắm tàu công suất lớn. Trong khi đó, quy hoạch bãi neo đậu bè mảng, thuyền thúng mới lại quá xa (gần 10 km), gây khó khăn cho việc đi lại, làm nghề của bà con.

Song Hải

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…