Người dân Hà Nội đổ xô tích trữ thực phẩm trước siêu bão Yagi
Lo lắng chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3 (siêu bão Yagi), người dân Hà Nội đua nhau mua thực phẩm tích trữ, sức mua tại các siêu thị tăng lên 20-30% so với ngày thường...
Bảo An
Lượng khách hàng đến các siêu thị, trung tâm thương mại tăng lên đáng kể từ chiều tối 5/9. Đặc biệt trong ngày 6/9, tại các chợ dân sinh, siêu thị, trung tâm thương mại đều ghi nhận lượng mua sắm tăng đáng kể.
Do ảnh hưởng của siêu bão Yagi sắp đổ bộ, nhiều tỉnh miền Bắc trong đó có Hà Nội có thể chịu ảnh hưởng. Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra cảnh báo mưa lớn kèm dông sét khu vực Hà Nội.
Nghe tin cơn bão càng về gần đất liền, người dân Hà Nội đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ trước siêu bão Yagi. Đặc biệt, các quầy hàng thực phẩm tươi sống, rau củ, mì tôm tại các siêu thị đã sạch trơn ngay từ đầu giờ chiều 6/9.
Ghi nhận tại BigC Thăng Long, vào khoảng 14h30, lượng khách hàng xếp hàng chờ thanh toán đã rất đông. Hầu hết người dân tích trữ mì tôm và thực phẩm tươi sống Nhiều người đã phải tạm gác lại công việc để đi mua thực phẩm tích trữ cho những ngày bão Quầy thực phẩm tươi sống ở siêu thị chỉ còn một số mặt hàng
Nhiều quầy hàng đã trống trơn Tương tự, quầy hàng bánh mì cũng đã vãn hàng từ rất sớm Chị Phương Hạnh (quận Đống Đa) chia sẻ: "Nghe tin bão, tôi phải xin sếp cho ra ngoài mua ít đồ tích trữ. Nhà tôi có 2 con nhỏ nên nhu cầu thực phẩm cao, cố gắng mua được nhiều nhất có thể. Mấy chị đồng nghiệp của tôi cũng tranh thủ giờ nghỉ trưa ra siêu thị mua mà nhiều thứ đã không còn". Mặt hàng mì tôm được nhiều người mua, nhân viên siêu thị phải liên tục lấp đầy các chỗ trống phục vụ nhu cầu khách hàng Trong tình trạng tương tự, các quầy hàng thực phẩm tươi sống của Lotte Center (Ngọc Khánh, Ba Đình) hầu hết cũng không còn nhiều hàng ngay từ trưa 6/9.
Chị Hằng (Linh Lang, Ba Đình) chia sẻ: "Gia đình mình có chuyến bay vào Quy Nhơn trong hôm nay, qua siêu thị mua ít đồ mà thực sự bất ngờ khi không còn gì để mua. Ngay cả chuyến bay cũng bị hoãn do ảnh hưởng của bão" Vào 15h ngày 6/9, các quầy thực phẩm tại siêu thị Winmart Thăng Long cũng chỉ còn rất ít hàng Nhiều người hối hả lấy những món thực phẩm cuối cùng còn sót lại trên các quầy hàng "Nghe tin bão đến gần, cẩn tắc vô áy náy, tôi cứ mua nhiều nhiều thức ăn để trong tủ lạnh. Bão không về thì mừng, thức ăn vẫn để ăn được mấy ngày, đỡ phải đi chợ", chị Tâm (Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy) chia sẻ khi đang xếp hàng chờ thanh toán tại siêu thị. Dù đã huy động thêm lượng lớn rau củ phục vụ nhu cầu người dân, nhưng tại các quầy rau củ ở Winmart đã hết sạch vì sức mua quá lớn Không chỉ ở các siêu thị, trung tâm thương mại mà ngay tại các chợ dân sinh, dù chưa đến giờ tan tầm, người dân đã hối hả xếp hàng mua thực phẩm tích trữ Bà Mai (tiểu thương gian hàng thịt lợn chợ Nghĩa Tân) cho biết: "Dù mới đầu giờ chiều nhưng lượng khách hàng đến mua thịt đã rất đông. Ngày thường phải 16-17h mới bắt đầu có khách, tôi cũng phải tăng cường thêm lượng hàng để phục vụ bà con. Cũng mong nhanh hết hàng để kịp về tránh bão.
Bên cạnh lượng lớn người dân đổ xô mua thực phẩm tích trữ, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng, mọi người không nên lo lắng thái quá, gây nên hiệu ứng đám đông, càng khiến các tiểu thương đẩy giá lên cao.
Tin mới nhất về diễn biến hướng di chuyển của cơn bão số 3 từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, vị trí tâm bão vào khoảng 19.9 độ Vĩ Bắc; 111.0 độ Kinh Đông, cách Quảng Ninh khoảng 435km. Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15-20km/h.
Qua theo dõi trên ảnh vệ tinh, số liệu định vị sét và ảnh ra đa thời tiết cho thấy mây đối lưu bắt đầu hình thành trên khu vực tỉnh Bắc Ninh. Ổ mây này có xu hướng di chuyển về phía Tây Nam và mở rộng sang khu vực nội thành Hà Nội.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo từ 15 đến 18h ngày 6/9, các quận Tây Hồ, Long Biên, Gia Lâm có mưa rào và dông, sau đó mở rộng sang các quận nội thành khác của thành phố Hà Nội; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh; cảnh báo độ rủi ro thiên tai do lốc, sét, mưa đá cấp 1.
Giá vàng trên thị trường quốc tế tăng vọt lên gần mức cao nhất trong một tuần. Trong nước, vàng miếng giữ nguyên ở ngưỡng 78,5 - 80,5 triệu đồng/lượng (mua-bán)…
Số lượng lớn mật ong do Công ty TNHH Ong Hòa Bình sản xuất được cơ quan chức năng kết luận là không có giá trị sử dụng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng…
Sau nhiều phiên "bất động", giá vàng miếng trong nước đột ngột điều chỉnh giảm mạnh. Trên thị trường quốc tế, giá đảo chiều tăng nhẹ sau khi đồng USD suy yếu do báo cáo việc làm không như mong đợi....
Vào thời điểm mùa nắng nóng, người tiêu dùng thường lo lắng với những biến động rõ rệt trên hóa đơn tiền điện mỗi tháng, đơn vị cung cấp điện đưa ra khuyến cáo để người dân chủ động hơn trong việc kiểm soát lượng điện tiêu thụ…
Trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu tăng trưởng mới, ngành năng lượng có vai trò đặc biệt quan trọng, bởi đặc thù là "đầu vào của mọi đầu vào" của nền kinh tế…
Ngược dòng với đà giảm của giá vàng thế giới, vàng trong nước tiếp tục tăng, hiện vàng SJC đang niêm yết 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra)…
Lòng se điếu – món đặc sản nổi bật với hương vị giòn, ngọt, ăn không ngấy như ăn lòng non thông thường, đã trở thành đề tài gây tranh cãi sôi nổi trong cộng đồng yêu ẩm thực...
Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vẫn tăng trưởng, tuy nhiên tác động của chính sách thuế quan vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần của các thị trường xuất khẩu chính…
Lợi dụng tầm ảnh hưởng, một số người nổi tiếng đã thực hiện hành vi quảng cáo sản phẩm có dấu hiệu gây nhầm lẫn về công dụng so với những thông tin đã được công bố…
Quá trình đàm phán vẫn tiếp diễn, nhưng không thể xem nhẹ những hệ lụy tiêu cực mà thông báo thuế quan của Mỹ đã tác động đến nền kinh tế toàn cầu, trong đó có ngành sản xuất của Việt Nam…
Giá vàng SJC và nhẫn trơn đồng loạt giảm mạnh 1,5 triệu đồng mỗi lượng sau kỳ nghỉ lễ, hiện vàng miếng xuống dưới 120 triệu đồng, vàng nhẫn còn 115 triệu đồng...
Giá dừa Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung đã tăng mạnh trong thời gian gần đây khi nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ và Trung Quốc “bùng nổ”, trong khi đó những vấn đề biến đổi khí hậu đang gây ảnh hưởng lớn tới nguồn cung…
Đứng trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của xu hướng đồ uống matcha, ngành trà Việt Nam dường như đang phải đối mặt với không ít thách thức, thậm chí có dấu hiệu "thất thế" trên chính sân nhà…
Một làn sóng ngầm đang diễn ra, khi ngày càng nhiều doanh nghiệp, từ nhỏ đến lớn, bắt đầu có dấu hiệu rời xa kênh bán hàng trên các nền tảng mạng xã hội…
Chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng trong quý 1/2025, tôm và cá tra Việt Nam đã và đang khẳng định vị thế là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản…