Nguyên nhân chính khiến chăn nuôi khó khăn

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, để phát triển ngành chăn nuôi phải hình thành được chuỗi giá trị khép kín từ khâu chế biến thức ăn, chăn nuôi, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Nguyên nhân chính khiến chăn nuôi khó khăn

Phó Thủ tướng đánh giá, nguyên nhân khiến thực trạng đáng tiếc của ngành chăn nuôi thời gian qua không chỉ do cung vượt quá cấu mà còn bởi chất lượng sản phẩm còn thấp, chưa tiếp cận được với các thị trường khó tính; cùng với đó chi phí cho chăn nuôi còn rất cao, đặc biệt là chi phí cho thức ăn. Việc bảo đảm vệ sinh ATTP, hạn chế trong công tác bảo quản, chế biến… cũng ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi.

Trước những hạn chế này, không còn cách nào khác là phải giảm chi phí, tăng giá trị sản phẩm chăn nuôi. “Phải rà soát lại các quy hoạch liên quan đến chăn nuôi, trong đó bao gồm mạng lưới các cơ sở chế biến thức ăn, cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến sâu sản phẩm; gắn quy hoạch với nhu cầu của thị trường, với năng lực sản xuất, với khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Chấm dứt tình trạng đầu tư sản xuất tự phát, theo phong trào”, Phó Thủ tướng nói.

Theo Phó Thủ tướng, muốn phát triển ngành chăn nuôi theo quy mô hàng hoá, doanh nghiệp, hợp tác xã phải đóng vai trò quan trọng trong tổ chức sản xuất, chăn nuôi, chế biến. Người nông dân sẽ tham gia góp vốn, công sức và hưởng lợi ích từ phần đóng góp của mình.

Cùng với đó, phải nhanh chóng đầu tư các cơ sở giết mổ, chế biến tập trung, hiện đại; mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi Việt Nam; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp lý để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào ngành chăn nuôi, đặc biệt là công đoạn giết mổ, chế biến sâu sản phẩm.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ NN&PTNT sớm rà soát để hoàn thiện quy hoạch các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc tập trung với quy mô công nghiệp. Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương quản lý tốt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu.

Về mô hình nhà máy giết mổ gia súc của DABACO, Phó Thủ tướng ghi nhận và khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục nghiên cứu kỹ thị trường để tạo ra sự đa dạng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh. Doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu mở rộng đầu tư để tạo gia chuỗi giá trị hoàn chỉnh từ thức ăn, chăn nuôi, giết mổ, chế biến, bảo quản.

Ngoải ra, để hỗ trợ và tích cực phát triển ngành chăn nuôi, phải hình thành chuỗi khép kín chăn nuôi-giết mổ-chế biến; xây dựng nhà máy giết mổ lợn quy mô lớn với công nghệ hiện đại, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. 

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cũng cho biết, cần tính toán để đầu tư đồng bộ các nhà máy, dây chuyền giết mổ gắn liền với chế biến, từ đó đa dạng hoá sản phẩm từ chăn nuôi.

Đơn cử tại tỉnh Bắc Ninh, với lợi thế vốn có của mình, Bắc Ninh cần tính toán các giải pháp điều chỉnh sản xuất để có vùng nguyên liệu ổn định cho các nhà máy giết mổ quy mô công nghiệp. Bộ trưởng cũng khẳng định Bộ sẽ vào cuộc quyết liệt cùng với địa phương về khoa học-công nghệ, hỗ trợ xúc tiến thị trường.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...