Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười từ trần

Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười đã từ trần vào hồi 23h12 ngày 1/10 tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười từ trần

Thông tấn xã Việt Nam cho biết, theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ TƯ, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười, sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sỹ trong và ngoài nước tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, đã từ trần hồi 23 giờ 12 phút ngày 1/10, tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

Năm 19 tuổi, Nguyên Tổng Bí Thư đã tham gia hoạt động trong phong trào Mặt trận bình dân. Năm 1939, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương.

Năm 1941, ông bị thực dân Pháp bắt và kết án 10 năm tù giam tại Hoả Lò - Hà Nội.

Tháng 3/1945, ông vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng, tham gia Tỉnh uỷ Hà Đông, trực tiếp lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Đông.

Sau tháng Tám 1945, ông giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Hà Đông.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ông Đỗ Mười lần lượt đảm nhận các công tác khác nhau tại các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Liên khu 3; Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam; Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh Nam Định; Khu uỷ viên Khu 3 kiêm Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình; Phó Bí thư liên Khu uỷ 3 kiêm Phó chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu 3; chính uỷ Bộ Tư lệnh Liên khu 3; Bí thư Khu uỷ tả ngạn Sông Hồng kiêm Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến hành chính và Chính uỷ Bộ Tư lệnh Khu tả ngạn Sông Hồng.

Năm 1955, ông là Bí thư Thành uỷ kiêm Chủ tịch Uỷ ban quân chính TP Hải Phòng.

Tại hội nghị TƯ lần thứ 7 vào tháng 3/1955, ông Đỗ Mười được bầu bổ sung làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành TƯ Đảng khoá 2. Một năm sau, ông được cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Nội thương. Năm 1958, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ này.

Tháng 9/1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 của Đảng Lao động Việt Nam, ông Đỗ Mười được bầu là ủy viên Ban chấp hành TƯ Đảng.

Từ năm 1961 - 1969, ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ: Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá nhà nước, Trưởng phái đoàn thanh tra của Chính phủ. Từ 1969 - 1971, ông được cử giữ chức Phó Thủ tướng, Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế Phủ Thủ tướng.

Năm 1971, ông được QH khoá 4 bầu giữ chức Phó Thủ tướng, Chủ nhiệm Uỷ ban kiến thiết cơ bản. Từ tháng 6/1973 đến tháng 11/1977, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Xây dựng.

Tháng 12/1976 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 4 của Đảng, ông được bầu vào Ban chấp hành TƯ và ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, tiếp tục giữ chức Phó Thủ tướng nhiệm kỳ 1976-1981.

Tháng 7/1981, ông được QH khoá 7 bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Tháng 3/1982, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5 của Đảng, ông được bầu vào Ban chấp hành TƯ, ủy viên Bộ Chính trị, tiếp tục giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Tháng 12/1986, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 6 của Đảng, ông Đỗ Mười được bầu vào Ban chấp hành TƯ, ủy viên Bộ Chính trị và Thường trực Ban Bí thư. Tháng 6/1988, Quốc hội khoá 8 bầu ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 và 8, ông Đỗ Mười được bầu vào Ban chấp hành TƯ, ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Tổng bí thư Ban chấp hành TƯ (6/1991 - 12/1997).

Tháng 12/1997, ông được hội nghị Ban chấp hành TƯ Đảng lần thứ 4 (khoá 8) cử làm Cố vấn Ban chấp hành TƯ Đảng đến năm 2001.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…