Cụ thể, SSI Researchcho rằng, trong tháng 1/2023, các nhà đầu tư có thể kỳ vọng vào sự khởi sắc của thị trường chứng khoán ở góc độ dòng vốn ngoại, khi các quỹ đầu tư nước ngoài thường có xu hướng giải ngân vào đầu năm. Đặc biệt là các quỹ ETF.
Đặc biệt, trong năm 2022, tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 670.000 tỷ đồng, chiếm hơn 7,9% tổng giá trị giao dịch cả chiều mua và bán của toàn thị trường.
SSI Research đánh giá, trong giai đoạn hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam đang đón nhận các yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen. Cụ thể, rủi ro ngắn hạn đến từ sự giảm tốc trong lĩnh vực sản xuất, rủi ro thanh khoản hệ thống khi lượng trái phiếu doanh nghiệp đến hạn duy trì ở mức cao, trong khi, lãi suất chưa có dấu hiệu hạ nhiệt hay kết quả kinh doanh quý 4/2022 có thể suy yếu.
Tuy nhiên, Chính phủ đang có những động thái nhanh chóng và mạnh mẽ nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường vốn. Cụ thể là chuyển biến tích cực từ quá trình xem xét dự thảo sửa đổi Nghị định 65 trong thời gian gần đây. Cùng với việc, Thủ tướng ra các quyết định về việc quản lý, giải quyết trái phiếu doanh nghiệp, thị trường vốn,...
Bên cạnh đó, Trung Quốc đang dần mở cửa trở lại có thể khơi thông nhiều nguồn lực cho nền kinh tế và gián tiếp tác động tích cực lên thị trường chứng khoán. Nhất là những ngành nghề liên quan đến sản xuất như phân bón, thuỷ sản, cao su, hàng không, dệt may, bán lẻ, gạo,...
Mặc dù là vậy, nhưng theo SSI Research các nhà đầu tư cần quan sát và chú ý tới lãi suất, tỷ giá... vì nó sẽ khiến thị trường chứng khoán biến động rất mạnh, nhất là trong bối cảnh thanh khoản hệ thống thấp như hiện nay.
“Trên thực tế, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa phản ánh hết các thách thức và rủi ro kể trên, bởi một phần GDP năm 2022 của Việt Nam vẫn rất cao so với nhiều nước trên thế giới thông qua việc quản lý kịp thời của Chính phủ”, SSI Research nhận định.
SSI Research cho rằng, sang năm 2023, nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam dự kiến vẫn đối diện nhiều thách thức hơn như mức lạm phát dự kiến sẽ đạt đỉnh, lượng trái phiếu đến hạn vào năm 2023 cũng đạt mức cao nhất.
Trong khi, toàn cầu đang gặp những rủi ro suy thoái và nhu cầu tiêu dùng trong nước bị ảnh hưởng tiêu cực từ lạm phát, xung đột chính trị, chiến tranh và thiên tai, dịch bệnh của thế giới.