Nhà Trắng gặp các CEO trí tuệ nhân tạo hàng đầu để thảo luận về rủi ro của AI

Nhà Trắng sẽ gặp gỡ CEO của các công ty trí tuệ nhân tạo hàng đầu để thảo luận về các rủi ro và biện pháp bảo vệ khi công nghệ này thu hút sự chú ý của các chính phủ và nhà lập pháp trên toàn cầu…

Trí tuệ nhân tạo trở thành xu hướng thế giới trong năm nay, với các ứng dụng như ChatGPT thu hút được sự yêu thích của công chúng.

Hàng triệu người dùng đã bắt đầu thử nghiệm những công cụ này. Trí tuệ nhân tạo được cho rằng có thể chẩn đoán y tế, viết kịch bản, tạo bản tóm tắt pháp lý và phần mềm gỡ lỗi... Điều này dẫn đến mối lo ngại ngày càng tăng về cách công nghệ này có thể dẫn đến vi phạm quyền riêng tư, lừa đảo và tuyên truyền thông tin sai lệch.

Một quan chức Mỹ cho biết: “Chúng tôi mong muốn có một cuộc thảo luận thẳng thắn về những rủi ro mà chúng tôi thấy trong quá trình phát triển AI hiện tại và trong tương lai gần. Chúng tôi cho rằng để muốn nắm bắt những lợi ích này, chúng ta phải bắt đầu bằng cách quản lý rủi ro của nó".

Cuộc họp sắp tới sẽ bao gồm CEO Sundar Pichai của Google, ông Satya Nadella của Microsoft, ông Sam Altman của OpenAI và ông Dario Amodei của Anthropic cùng với Phó Tổng thống Kamala Harris và các quan chức chính quyền bao gồm Chánh văn phòng Jeff Zients của Biden, Cố vấn An ninh Mỹ Jake Sullivan, Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Lael Brainard và Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo.

Nhà Trắng sẽ gặp các CEO công nghệ để thảo luânn rủi ro trí tuệ nhân tạo

Trước cuộc họp, chính quyền Mỹ đã công bố khoản đầu tư 140 triệu USD từ Quỹ Khoa học Quốc gia để thành lập bảy viện nghiên cứu AI mới và cho biết Văn phòng Quản lý và Ngân sách của Nhà Trắng sẽ đưa ra hướng dẫn chính sách về việc sử dụng AI của chính phủ liên bang.

Các nhà phát triển AI hàng đầu, bao gồm Anthropic, Google, Hugging Face, NVIDIA, OpenAI và Stability AI, sẽ tham gia đánh giá công khai hệ thống AI của họ tại Làng AI diễn ra vào hội nghị DEF CON 31, một trong những hội nghị hacker lớn nhất thế giớifl.

Ủy ban Thương mại Liên bang và Bộ phận Dân quyền của Bộ Tư pháp Mỹ cũng cho biết họ sẽ sử dụng các cơ quan pháp lý của mình để chống lại tác hại liên quan đến AI.

Các cơ quan quản lý của Mỹ đã không có cách tiếp cận nhanh chóng như chính phủ châu Âu đã thực hiện đối với quy định xoay quanh lĩnh vực công nghệ và trí tuệ nhân tạo. Phía châu Âu đã xây dựng các quy tắc cứng rắn liên quan đến hàng giả và thông tin sai lệch mà các công ty công nghệ phải tuân thủ và sẽ phạt nặng nếu vi phạm.

“Chúng tôi không coi đây là một cuộc chạy đua”, quan chức chính quyền Mỹ tuyên bố. Đồng thời, họ cho biết thêm rằng chính quyền đang hợp tác chặt chẽ với Hội đồng Thương mại & Công nghệ Mỹ-EU về vấn đề này.

Những gã khổng lồ công nghệ đã nhiều lần tuyên bố sẽ chống lại tuyên tiêu cực trong các cuộc bầu cử, tin tức giả mạo về vắc xin COVID-19, thông điệp phân biệt chủng tộc và phân biệt giới tính, nội dung khiêu dâm và bóc lột trẻ em cũng như thông điệp thù địch nhắm vào các nhóm sắc tộc.

Tuy nhiên, họ đã không thành công. Một nghiên cứu gần đây của nhà hoạt động phi chính phủ Avaaz cho thấy, chỉ khoảng một phần năm bài báo giả mạo bằng tiếng Anh trên sáu nền tảng truyền thông xã hội lớn được gắn cảnh báo hoặc bị xóa. Trong khi đó, các thông tin sai sự thật bằng các ngôn ngữ châu Âu khác trên những nền tảng này không bị gắn cờ.

Có thể bạn quan tâm