Nhân viên ngân hàng lừa tiền khách hàng: Lơ là từ khâu tuyển dụng?

Liên tiếp các vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản liên quan đến nhân viên ngân hàng được đưa ra xử lý trong thời gian gần đây đã khiến dư luận đặt dấu hỏi về công tác quản lý của nơi được xem là "nơi giữ tiền". Phải chăng đã sai ngay từ khâu tuyển dụng?
Nhân viên ngân hàng lừa tiền khách hàng: Lơ là từ khâu tuyển dụng?

Mới đây nhất, Công an tỉnh Gia Lai thông báo rộng rãi ai là nạn nhân trong vụ Chu Nữ Diệu Huyền (sinh 1985, trú tại phường Phù Đổng, Pleiku) lừa đảo 55 tỷ đồng thì liên hệ Phòng Cảnh sát hình sự để trình báo. 

Qua điều tra của công an, nhiều người mới vỡ lẽ đối tượng Chu Nữ Diệu Huyền lúc còn làm nhân viên kế toán tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) Chi nhánh Gia Lai đã khoe khắp nơi mình có nhiều mối quan hệ đáo hạn ngân hàng cho cá nhân và doanh nghiệp; đồng thời kêu gọi những người có tiền cho vay trả lãi cao.

Vỏ bọc hào nhoáng

Theo khai báo của chị N.T.N. (trú tại TP Pleiku) - nạn nhân, thời điểm đầu quen biết, Huyền khoe có người thân giữ chức vụ cao ở các cơ quan Nhà nước; đặc biệt, Huyền thường xuyên nhận đứng ra đáo hạn ngân hàng cho các cá nhân, doanh nghiệp tại tỉnh Gia Lai, mỗi khi chị N. gặp vướng mắc liên quan đến các giao dịch tại nhiều ngân hàng khác nhau, Huyền lại liên hệ tháo gỡ một cách dễ dàng khiến chị càng tin tưởng vào gia thế và các mối quan hệ của Huyền. Khi đã thân thiết hơn, Huyền bắt đầu ngỏ ý vay mượn của chị N. để đáo hạn ngân hàng và hứa hẹn trả hoa hồng hậu hĩnh.

Ban đầu, chị N. chỉ cho đối tượng vay 200-300 triệu đồng và mỗi lần như vậy, Huyền đều trả tiền gốc, lãi cho chị N. Từ khoảng cuối năm 2019, Huyền nói với chị N. rằng nhiều doanh nghiệp cần tiền đáo hạn ngân hàng với số lượng lớn nên chị N. nhiều lần chuyển cho Huyền số tiền tổng cộng là hơn 55 tỷ đồng. Mỗi lần giao dịch chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng, chị N. không hề ghi giấy nợ.

Khi có thông tin Lê Thị Thương – một nhân viên hợp đồng của VDB Chi nhánh Gia Lai đến cơ quan công an trình báo mình bị vỡ nợ, Huyền nói với chị N. đã mang toàn bộ số tiền đó đưa cho Thương và cho rằng mình cũng là nạn nhân và đổ hết cho Thương.

Tuy nhiên, quá trình điều tra, Cơ quan Công an xác định không có căn cứ thể hiện Huyền mang số tiền vay mượn của chị N. đưa cho Thương mà đối tượng đã có dấu hiệu chiếm đoạt hơn 55 tỷ đồng để tiêu xài cá nhân.

Trước đó, hồi cuối tháng 4, TAND tỉnh Vĩnh Long đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Phước Tân (SN 1991, ngụ xã Trung An, huyện Vũng Liêm) mức án 19 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo cáo trạng, Tân là cán bộ tín dụng của một ngân hàng có trụ sở tại TP Vĩnh Long. Năm 2018, Tân cần tiền tiêu xài nên đã lợi dụng mối quan hệ quen biết, vay tiền của nhiều người với lý đáo hạn ngân hàng cho khách hàng. 

Để tạo niềm tin cho bị hại, Tân còn thuê một số người đóng giả là khách hàng cần vay tiền đáo nợ và làm giả thông báo đồng ý cấp tín dụng của ngân hàng. Trong giai đoạn từ ngày 25/7/2019 đến ngày 17/10/2020, Tân đã vay, mượn của 12 người và chiếm đoạt 34 tỷ đồng.

Không chỉ nhân viên mà ngay cả cấp lãnh đạo như vụ việc giám đốc một ngân thương mại cổ phần, chi nhánh Nguyễn Kiệm cung cấp hồ sơ, quyết định cấp tín dụng giả mạo của ban lãnh đạo ngân hàng để lừa đảo chiếm đoạt 8 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Đầu tư N&T với lý do "ứng chi phí định giá, chi phí vay vốn và chi phí hoàn thiện hồ sơ vay vốn". 

Chỉ đến khi khách hàng tố cáo, ban lãnh đạo ngân hàng mới rà soát và phát hiện vụ việc, chủ động trình báo cơ quan công an; đồng thời, sa thải ngay giám đốc SCB chi nhánh Nguyễn Kiệm.

Lỗi từ đâu?

Những vụ việc vừa kể trên chỉ là một trong nhiều vụ việc liên quan đến việc nhân viên ngân hàng “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản” của khách hàng trong những năm gần đây. Mẫu số chung của những vụ việc này là các đối tượng thường tạo cho mình một vỏ bọc hào nhoáng, nhiều mối quan hệ để tạo lòng tin dụ con mồi sập bẫy qua chiêu thức "cho vay hưởng lãi suất cao" hoặc lợi dụng chức vụ quyền hạn trong ngân hàng chiếm đoạt tiền khách hàng.

Vậy, vì sao những cá nhân nói trên lại có thể dễ dàng lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của khách hàng gây mất niềm tin đối với người dân.

Chắc hẳn dư luận vẫn chưa quên vụ việc bà Chu Thị Bình bị mất 245 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm tại Eximbank chi nhánh TP.HCM mà chủ mưu không ai khác chính là giám đốc chi nhánh thời điểm đó Lê Nguyễn Hưng.

Ngay sau khi sự việc bị “phát lộ” cùng với nhiều tranh cãi từ đôi bên, Luật sư Đinh Ánh Tuyết, đại diện pháp lý cho bà Chu Thị Bình đã lên tiếng nhận định có lỗ hổng trong quản lý, kiểm soát tại Eximbank chi nhánh TP.HCM nên mới tạo điều kiện cho đối tượng Hưng thao túng toàn bộ hoạt động ủy quyền, rút được tiền từ ngân hàng để chiếm đoạt mà không có sổ tiết kiệm, chứng từ gốc của khách hàng trong một thời gian dài (từ trước năm 2014 đến tháng 3-2017) mà không bị phát hiện.

Thực tế, đối với các sự việc có bàn tay của cấp lãnh đạo tham gia vào có thể dễ hiểu hơn bởi những người đó khi còn giữ chức vụ là có quyền ra lệnh cho cấp dưới thực hiện, còn đối với các chuyên viên thì phải chăng là đang có “lỗ hổng” trong công tác quản lý nhân sự của ngân hàng?

Theo luật sư Phạm Dạ Quỳnh, Trưởng Văn phòng luật sư Vạn Bảo, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, trong các vụ án lừa đảo, chiếm đoạt tài sản liên quan đến nhân viên ngân hàng, về hình thức, hành vi của các nhân viên này có những điểm giống giao dịch dân sự nhưng bản chất thì đó là những hành vi nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Các ngân hàng cũng cần hạn chế “nhân viên xấu” bằng cách nâng cao chất lượng công tác, quản lý các mối quan hệ của nhân viên.

Cho rằng, để lọt “nhân viên xấu” là các ngân hàng đã không sát sao từ khâu tuyển dụng, luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty luật ANVI cho biết, “ngân hàng thời xưa, chỉ một thủ quỹ be bé cũng phải lý lịch 3 đời, phải nhờ công an xác minh, kiểm tra đủ thứ nhưng bây giờ làm gì có chuyện đó. Thậm chí, ngay cả giám đốc chi nhánh cũng chẳng ai kiểm tra lý lịch, khi tuyển dụng đưa vào thế nào thì tiếp nhận thế đấy. Pháp luật phải nghiêm, ngân hàng tuyển dụng phải chặt chẽ thì dù không ngăn hết số vụ vi phạm có liên quan đến nhân thân nhân viên/cán bộ ngân hàng thì cũng hạn chế rất đáng kể”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...