Nhật Bản kiểm tra 100% các lô hàng tôm đông lạnh nhập từ Việt Nam

Nhật Bản vừa thông báo sẽ tăng tần suất kiểm tra chỉ tiêu Sulfadiazine trong các lô hàng tôm đông lạnh nhập từ Việt Nam kể từ ngày 6/12/2016.
Nhật Bản kiểm tra 100% các lô hàng tôm đông lạnh nhập từ Việt Nam

Theo thông tin từ Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), phía Nhật Bản vừa thông báo sẽ tăng tần suất kiểm tra chỉ tiêu Sulfadiazine trong các lô hàng tôm đông lạnh nhập từ Việt Nam kể từ ngày 6/12/2016.

Cụ thể, thông qua Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản và thông tin trên website của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho biết, do tiếp tục phát hiện Sulfadiazine trong các lô hàng tôm đông lạnh Việt Nam nên cơ quan thẩm quyền Nhật Bản đã tăng tần xuất kiểm tra chỉ tiêu này lên 100% đối với các lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam kể từ ngày 6/12/2016 (trước đó tháng 9/2016 tần suất kiểm tra là 30%).

Ngoài ra, Bộ Y tế Nhật Bản đề nghị phía Việt Nam khẩn trương có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát và thông báo kết quả cho phía Nhật Bản.

Theo đó, NAFIQAD cũng yêu cầu, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu sang Nhật Bản cập nhật và chủ động kiểm soát chặt chẽ mối nguy Sulfadiazine trong chương trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) của doanh nghiệp. Đồng thời các doanh nghiệp lưu ý mức giới hạn tối đa cho phép của thị trường Nhật Bản đối với chỉ tiêu Sulfadiazine trong sản phẩm tôm là 0.01ppm.

“Riêng đối với các doanh nghiệp có lô hàng bị cảnh báo khẩn trương điều tra nguyên nhân lô hàng bị cảnh báo; thiết lập và thực hiện các hành động khắc phục phù hợp, lập báo cáo giải trình gửi về NAFIQAD đúng hạn để tổng hợp thông báo cho phía Nhật Bản,” ông Lê Hồng Phong-Phó Cục trưởng NAFIQAD nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...