Nhiều cổ phiếu được tăng tỷ trọng trong danh mục VN30

HoSE không thêm/bớt cổ phiếu nào trong rổ VN30 mà chỉ có những thay đổi về tỷ lệ tự do chuyển nhượng (free-float) cũng như giới hạn tỷ trọng vốn hóa thành phần cổ phiếu trong danh mục.
Nhiều cổ phiếu được tăng tỷ trọng trong danh mục VN30

Sở GDCK TP.HCM (HoSE) vừa công bố cập nhật thông tin cổ phiếu thành phần chỉ số VN30 kỳ tháng 7, có hiệu lực từ 4/11/2019 đến ngày 31/1/2020.

Sự thay đổi đáng chú ý nhất là HoSE đã thay đổi giới hạn tỷ trọng vốn hóa của bộ 3 cổ phiếu VIC, VHM, VRE từ mức 42,1% lên 44,62%. Bên cạnh đó, tỷ lệ free - float của ROS (FLC Faros) được tăng từ 30% lên 40% và STB (Sacombank) được nâng từ 95% lên 100%.

Điều này đồng nghĩa với tỷ trọng vốn hóa của “nhóm VinGroup”, ROS, STB trong rổ VN30 được tăng lên, trong khi các cổ phiếu khác sẽ bị giảm tỷ trọng như CTD (Coteccons), GMD (Gemadept) hay VNM (Vinamilk).

Dù bị giảm 0,18% tỷ trọng nhưng VNM vẫn dẫn đầu về sức ảnh hưởng với tỷ trọng 10,14% áp đảo so với các mã còn lại.

Trong khi đó, cổ phiếu VIC với vốn hóa lớn nhất toàn thị trường chứng khoán đứng ở vị trí thứ ba về sức ảnh hưởng lên VN30-Index với tỉ trọng 7,91%. Nguyên nhân là các cổ phiếu "họ Vingroup" đều bị giới hạn về tỉ trọng vốn hóa tối đa để đảm bảo sự cân bằng trong danh mục VN30, dù vậy tỉ trọng của VIC cũng tăng thêm 0,37 điểm % nhờ được nâng giới hạn tỉ trọng vốn hóa lên 44,62%.

Trong nhóm ngân hàng, cổ phiếu TCB đứng thứ hai về sức ảnh hưởng với tỉ trọng 8,21%, dù cũng giảm 0,08 điểm % so với trước cơ cấu; cổ phiếu VPB cũng đứng ở vị trí thứ 4 với tỉ trọng 5,72%. Trong khi đó, cổ phiếu của ba ông lớn ngành ngân hàng là VCB, CTG và BID có tỉ trọng vốn hóa lần lượt là 3,77%; 1,01% và 0,96%.

Ngoài BID và CTG, ở nửa dưới bảng xếp hạng còn 8 cổ phiếu có sức ảnh hưởng khá nhỏ lên chỉ số VN30 với tỉ trọng vốn hóa thấp gồm GMD (1,01%), SSI (0,96%), REE (0,95%), ROS (0,88%), SBT (0,83%), BVH (0,75%), CTD (0,44%) và DPM (0,35%).

Việc thay đổi tỷ trọng của các cổ phiếu trong danh mục VN30 cũng sẽ có tác động lớn đến hoạt động mua bán của quỹ mô phỏng chỉ số này là VFMVN30 (mã: E1VFVN30). Tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ ETF nội đạt 6.413 tỷ đồng (khoảng 275,7 triệu USD) tại thời điểm 21/10.

Xem thêm

BID có thể thay thế DHG trong rổ VN30

BID có thể thay thế DHG trong rổ VN30

Nhiều khả năng cổ phiếu BID sẽ trở lại và thay thế cho DHG bị loại do không đủ tiêu chí về tỷ lệ cổ phiếu chuyển nhượng tự do (free float) cũng như điều kiện phụ liên quan tới giá trị vốn hóa trung bì

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...