Nhiều cổ phiếu phải chuyển sang UPCoM trong tuần này

Trong tuần giao dịch từ 16-20/9, trong số 5 doanh nghiệp đưa cổ phiếu lên sàn thì có tới 3 doanh nghiệp bị hủy niêm yết bắt buộc trên sàn giao dịch chính thức và gia nhập sàn UPCoM.
Nhiều cổ phiếu phải chuyển sang UPCoM trong tuần này

Cụ thể, ngày 18/9 tới, gần 44,4 triệu cổ phiếu HLG của Tập đoàn Hoàng Long sẽ chính thức giao dịch trên UPCoM với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 7.800 đồng/cp. Đây không phải là mã cổ phiếu xa lạ với nhà đầu tư bởi lâu nay công ty vẫn niên yết trên HoSE và mới bị hủy niêm yết bắt buộc từ ngày 9/9/2019.

Nguyên nhân của việc bị hủy niêm yết bắt buộc là do công ty vi phạm nghiêm trọng ghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp mà Sở GDCK hoặc UBCKNN xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Trước đó cổ phiếu HLG đã bị tạm ngừng giao dịch từ 19/6/2019 và đã bị kiểm soát đặc biệt từ 27/5/2019.

Trong khi đó, kết quả kinh doanh của Tập đoàn Hoàng Long đang duy trì ở mức ổn định với doanh thu thuần đạt 1.753 tỷ đồng, giảm 10,6% so với cùng kỳ; tuy nhiên lợi nhuận sau thuế lại ghi nhận tăng 63% đạt gần 51 tỷ đồng.

Sau HLG một ngày, ngày 19/9, sàn UPCoM cũng chào đón hơn 57,5 triệu cổ phiếu KSH của CTCP Damac GLS với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 700 đồng/cp. Đáng chú ý, Damac GLS tiền thân chính là CTCP Đầu tư Phát triển KSH.

Trước đó, toàn bộ hơn 57,5 triệu cổ phiếu KSH đã bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE từ 5/9/2019 do công ty liên tục vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin. KSH đã bị tạm ngừng giao dịch từ 19/6/2019.

Tương tự HLG và KSH, gần 24 triệu cổ phiếu KAC của Địa ốc Khang An cũng hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE từ 5/9/2019 do "công ty vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin và các trường hợp mà Sở GDCK hoặc UBCKNN xét thấy cần thiết phải hủy niêm yết bắt buộc để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư".

Theo đó, toàn bộ số cổ phiếu KAC này chính thức giao dịch trên UPCoM từ ngày 16/9 với giá tham chiếu 14.700 đồng/cp. Hiện đang trong tình trạng không có giao dịch.

Trước thềm hủy niêm yết, Địa ốc Khang An đã công bố báo cáo tài chính soát xét bán niêm 2019 với kết quả kinh doanh khả quan. Doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 55,2 tỷ đồng, gấp 6 lần cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt trên 10,5 tỷ đồng, tăng mạnh so với số lỗ gần 3,5 tỷ đồng ghi nhận trong 6 tháng đầu năm 2018.

Bên cạnh những cái tên bắt buộc phải chuyển sàn giao dịch thì một “tân binh” cũng sắp niêm yết trên sàn UPCoM trong tuần này. Theo đó, ngày 20/9 tới, 26,785 triệu cổ phiếu CPW của CTCP Công trình Giao thông Công Chánh với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 10.500 đồng/cp.

CTCP Giao thông Công chánh tiền thân là Phân ban Quân quản Giao thông Công Chánh, thành lập từ tháng 4/1975. Đến tháng 8/2015, phiên IPO mang 19.611.150 cổ phần ra bán đấu giá lần đầu ra công chúng được tiến hành với giá đấu thành công bình quân 10.000 đồng/cổ phần, trong đó giá đấu thành công cao nhất 15.000 đồng/cổ phần và thấp nhất 10.000 đồng/cp. Toàn bộ hơn 19,61 triệu cổ phần đã được bán hết. Tháng 10/2015 Công ty chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với vốn điều lệ ban đầu 268,75 tỷ đồng. Từ đó đến nay công ty chưa tiến hành tăng vốn điều lệ. 

Cơ cấu cổ đông trước khi lên sàn bao gồm 5 cổ đông lớn nắm giữ 82,59% vốn điều lệ. Trong đó có tổ chức duy nhất là Tổng công ty cấp nước Sài gòn TNHH MTV (sở hữu 25% vốn), còn lại là 4 cá nhân.

Kết quả kinh doanh, doanh thu năm 2018 giảm 21% so với năm trước đó, còn 485 tỷ đồng, trong khi doanh thu 6 tháng đầu năm 2019 đạt chưa đến 150 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2018 giảm 15% so với cùng kỳ, còn 12 tỷ đồng, và mới đạt hơn 3,3 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2019.

 >> Mỗi tuần một cổ phiếu: DVP được đánh giá khả quan với giá mục tiêu 50.900 đồng/cp

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...