Nhiều DN trúng thầu TBYT tại Sở Y tế Đồng Tháp với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách… cực thấp

Thời gian qua, Thương Gia nhận được phản ánh về quá trình lập, thẩm định giá gói thầu và đấu thầu tại dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp do Sở y tế Đồng Tháp là bên mời thầu với nhiều vấn đề liên quan đến công tác đấu thầu.
Nhiều DN trúng thầu TBYT tại Sở Y tế Đồng Tháp với tỷ lệ tiết kiệm ngân sách… cực thấp

Theo phản ánh, dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp có tổng mức đầu tư 1.724.105.387.000 đồng, trong đó phần thiết bị Sở y tế Đồng Tháp do ông Nguyễn Lâm Thái Thuận làm Giám đốc là bên mời thầu. Cụ thể:

Tại quyết định 931/QĐ-SYT ngày 7/11/2019, Giám đốc Sở y tế phê duyệt Công ty TNHH Thành An Hà Nội (Công ty Thành An) trúng thầu gói thầu: Cung cấp, lắp đặt thiết bị phục vụ nhu cầu chuyên môn với giá 57.970.000.000 đồng, giá gói thầu là 58.078.350.000 đồng, tiết kiệm ngân sách 0.18%.

Tiếp đó tại quyết định 1041/QĐ-SYT ngày 11/12/2019, Công ty Thành An tiếp tục được Giám đốc Sở y tế phê duyệt trúng gói thầu: Cung cấp các bộ dụng cụ phẫu thuật và hệ thống nội soi với giá 64.512.000.000 đồng, giá gói thầu 64.906.700.000 đồng., tiết kiệm ngân sách 0.6%.

Sau đó 6 ngày, Công ty Thành An tiếp tục trúng thầu lần 3 với gói thầu: Cung cấp, lắp đặt trang thiết bị hỗ trợ thở và theo dõi bệnh nhân phòng mổ với tư cách đứng đầu liên danh có giá trị 78.374.500.000 đồng, giá gói thầu 78.462.800.000 đồng, tiết kiệm 0.12%. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, Công ty Thành An liên tiếp trúng 3 gói thầu lớn (2 độc lập, 1 liên danh) với giá trị 200 tỷ đồng với tỷ lệ tiệt kiệm ngân sách dưới 1%.

Công ty Thành An cùng liên danh liên tiếp trúng các gói thầu có giá trị chục tỷ đồng chỉ trong 1 tháng
Công ty Thành An cùng liên danh liên tiếp trúng các gói thầu có giá trị chục tỷ đồng chỉ trong 1 tháng

Vấn đề tỷ lệ tiết kiệm ngân sách trong đấu thầu của các địa phương vốn đã được đề cập từ lâu. Ghi nhận qua các năm cho thấy, nhiều tỉnh có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách trên 10% nhưng cũng có địa phương, tỷ lệ này chỉ chiếm trên dưới 1%. Nguyên nhân được chỉ ra là do yếu tố khách quan như điều kiện địa lý nơi thực hiện gói thầu không thuận lợi, không thu hút được nhiều nhà thầu; ở cấp địa phương tỷ lệ gói thầu quy mô nhỏ thuộc hạn mức chỉ định thầu lớn, nên chủ yếu áp dụng chỉ định thầu, dẫn đến giảm giá thấp… Tuy nhiên, các gói thầu kể trên đều có giá trị không nhỏ, lên đến hàng chục tỷ đồng. 

Một chuyên gia trong ngành đấu thầu nhận định, với những gói thầu đấu thầu rộng rãi thông thường mà tỷ lệ tiết kiệm chỉ dưới 1% thì trong nhiều trường hợp là rất đáng lưu ý (báo đấu thầu ra ngày 14/02/2020).

Không chỉ có Công Ty Thành An trúng thầu gói thầu trị giá với tỷ lệ tiết kiệm “đáng lưu ý” như trên mà cón hàng loạt các công ty, liên doanh trúng thầu cũng với tỷ lệ tiết kiệm “nhỏ giọt”.

Đơn cử như, Công ty CP Y dược phẩm VIMEDIMEX cũng trúng thầu gói Cung cấp, lắp đặt trang thiết bị X-Quang hỗ trợ chẩn đoán với giá 63.998.400.000 đồng. Gói thầu có giá dự toán là 64.520.000.000 đồng, tiết kiệm ngân sách 0.8% (tại quyết định 930/QĐ-SYT ngày 07/11/2019).

Ngoài ra, còn có Liên danh Công ty TNHH Thiết bị kỹ thuật H.B và Công ty TNHH TM và DV Y VIỆT cũng được được “trao” gói thầu: Cung cấp, lắp đặt thiết bị chẩn đoán hình ảnh với giá 64.859.700.000 đồng, gói thầu có giá dự toán 65.047.000.000 đồng, tiết kiệm ngân sách 0.2% (phê duyệt tại quyết định 928/QĐ-SYT ngày 06/112019).

Liên danh Công ty cổ phần HTP Việt Nam và Công ty TNHH Thiết bị Công nghệ và Đầu tư MDC cũng được phê duyệt trúng 2 gói thầu: 1049/QĐ-SYT ngày 12/12/2019 phê duyệt trúng gói thầu Cung cấp, lắp đặt các thiết bị chuyên khoa Hồi sức cấp cứu với giá 34.320.690.000 đồng. Gói thầu có giá dự toán 34.386.000.000 đồng, tiết kiệm ngân sách 0.19% và Quyết định 1050/QĐ-SYT ngày 12/12/2019 phê duyệt trúng gói thầu Cung cấp, lắt đặt trang thiết bị xét nghiệm và vi phẫu với giá 38.836.680.000 đồng. Gói thầu có giá dự toán là 38.900.900.000 đồng, tiết kiệm ngân sách 0.16%.

Công Ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Kỹ Thuật Đông Nam cũng trúng thầu 2 gói thầu gồm Cung cấp, lắp đặt hệ thống chụp mạch và hỗ trợ chẩn đoán với giá 34.071.000.000 đồng, gói thầu có giá dự toán 34.081.728.000 đồng, tiết kiệm ngân sách trên 10 triệu đồng (tại quyết định 622/QĐ-SYT ngày 19/5/2020) và gói thầu Cung cấp, lắp đặt thiết bị chẩn đoán hình ảnh của Hệ thống MRI với giá 26.997.000.000 đồng, gói thầu có giá dự toán là 26.998.000.000 đồng, tiết kiệm ngân sách được … 1 triệu đồng (Quyết định 582/QĐ-SYT ngày 12/5/2020).

Tích cực triển khai đấu thầu công khai và rộng rãi là để tăng tính minh bạch và tính cạnh tranh cho các nhà thầu từ đó giúp tiết kiệm ngân sách trung ương. Tuy nhiên, với những thống kê kể trên, liệu mục tiêu tiết kiệm ngân sách có được đề cao?

Ngoài ra, qua tìm hiểu, Thương Gia nhận thấy, hầu hết các gói thầu có giá dự toán và giá trúng thầu cao hơn nhiều lần so với giá các đơn vị nhập khẩu khai báo tại hải quan. Đơn cử, tại gói thầu cung cấp, lắp đặt hệ thống chụp mạch và hỗ trợ chẩn đoán: Hệ thống chup mạch 1 bình diện DSA Model: Azurion 7M20, Hãng sản xuất: Philips, Nước sản xuất máy chính: Hà Lan do Công ty TNHH Đầu Tư Phát Triển Kỹ Thuật Đông Nam bán cho Sở y tế với giá 25.478.000.000 đồng được một đơn vị nhập khẩu chính hãng tại TP. HCM nhập và khai báo tại Cảng Hải Phòng chỉ với giá 415.448,42 USD tương đương: 9.347.589.000 đồng.

Tại gói thầu cung cấp, lắp đặt thiết bị chẩn đoán hình ảnh mà Liên danh danh Công ty TNHH Thiết bị kỹ thuật H.B và Công ty TNHH TM và DV Y VIỆT trúng thầu thì hệ thống chụp cắt lớp 128 lát cắt Somatom Definition Edge có giá trúng thầu 28.259.000.000 đồng, trong khi giá khai báo tại hải quan là 549.584 USD tương đương 12.345.390.000 đồng.

Mặc dù, giá khai báo hải quan vốn chưa bao gồm thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển, lắp đặt, chuyển giao công nghệ và bảo hành,… nhưng nếu chênh lệch với giá dự toán hàng chục tỷ đồng thì cũng cần được đặt câu hỏi.

Và để trả lời cho câu hỏi trên thì lại liên quan đến cơ quan thẩm định giá, các cơ quan chuyên môn mà cụ thể là Sở Y tế Đồng Tháp và các cơ quan có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh trong quá trình phê duyệt dự toán các gói thầu. Để tăng tỷ lệ tiết kiệm ngân sách trung ương, thiết nghĩ cần làm rõ tiêu chí xây dựng giá thầu dự toán trong các gói thầu nhằm tạo thành “barem” - một khuôn mẫu chuẩn cho các cơ quan chức năng kịp thời xử lý sai phạm nếu có.

Thương Gia sẽ tiếp tục thông tin.

Xem thêm

TP.HCM đẩy mạnh công tác đấu thầu qua mạng

TP.HCM đẩy mạnh công tác đấu thầu qua mạng

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM vừa có văn bản gửi các sở, ban, ngành; UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện; các Tổng Công ty, Công ty trực thuộc thành phố, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thành phố về đẩy mạnh công tác đấu thầu qua mạng.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…