Nhiều DNNN hoạt động chưa hiệu quả, quản trị yếu kém

Đây là đánh giá của Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội trong báo cáo thẩm tra về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020. Trình bày báo cáo thẩm tra về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh
Nhiều DNNN hoạt động chưa hiệu quả, quản trị yếu kém

Đây là đánh giá của Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội trong báo cáo thẩm tra về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020.Trình bày báo cáo thẩm tra về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV chiều 20/10 tại Hà Nội, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội cho rằng, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt động chưa hiệu quả, quản trị doanh nghiệp còn yếu kém.Nhiều DNNN hoạt động chưa hiệu quảNhấn mạnh về tồn đọng trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đã qua, ông Vũ Hồng Thanh đánh giá, những vấn đề mấu chốt trong từng trọng tâm tái cơ cấu vẫn chưa được tháo gỡ, tiếp tục là những yếu tố cản trở sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới.Hiệu quả đầu tư công còn thấp, tái cơ cấu đầu tư công chưa gắn với tái cơ cấu tài chính công; huy động qua ngân sách, chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn, bội chi ngân sách rất cao, nợ công tăng nhanh; hiệu quả sử dụng vốn nhà nước chưa được cải thiện đáng kể.Đặc biệt, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh: "Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động chưa hiệu quả, quản trị doanh nghiệp còn yếu kém. Việc sắp xếp, đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm so với yêu cầu và lộ trình đã phê duyệt; hiệu quả trong quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp còn thấp."Một số doanh nghiệp nhà nước có dự án đầu tư từ vốn vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ, được Chính phủ bảo lãnh thua lỗ, ngừng hoạt động, làm thất thoát, lãng phí hoặc kéo dài thi công gây bức xúc trong cử tri và nhiều đại biểu Quốc hội đã chất vấn.Tái cơ cấu DNNN - nhu cầu bức thiếtTheo Chủ nhiệm ủy ban kinh tế của Quốc hội, đa số ý kiến ủy ban kinh tế cho rằng bài học cần lưu ý trong tái cơ cấu nền kinh tế là khâu tổ chức thực hiện, việc nâng cao nhận thức, quyết tâm của các ngành, địa phương trong chỉ đạo và đề ra cách triển khai phù hợp trong thực tiễn, từ đó cần nhận thức đầy đủ, chỉ đạo quyết liệt hơn ở cả trung ương và địa phương.Ông Vũ Hồng Thanh cho rằng, cần sớm hoàn thành ba trọng tâm tái cơ cấu đầu tư công, DNNN và các tổ chức tín dụng, tập trung nguồn lực tái cơ cấu khu vực công, ngành kinh tế, vùng kinh tế."Cần có quyết sách sớm hoàn thành 3 trọng tâm trong năm 2017, nửa đầu năm 2018, nhất là tái cơ cấu DNNN, đầu tư công phù hợp phân tích của Chính phủ (tái cơ cấu doanh nghiệp và đầu tư nhà nước tác động nhiều hơn đến động lực, quyết định tăng trưởng giai đoạn 2016-2020)," ông Vũ Hồng Thanh kiến nghị.Tái cơ cấu tổ chức tín dụng mới đạt kết quả bước đầu, cần tiếp tục đẩy mạnh để đạt mục tiêu đề ra; nợ xấu và hoạt động yếu kém của một số tổ chức tín dụng chưa được giải quyết triệt để, làm giảm hiệu quả cung cấp vốn tín dụng ngân hàng cho nền kinh tế; thị trường tài chính chưa được cơ cấu hợp lý để nâng cao vai trò của thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp.Các nội dung khác trong đề án tống thể tái cơ cấu nền kinh tế như tái cơ cấu các ngành, kinh tế vùng chưa được triển khai nhiều; chưa gắn kết 3 trọng tâm tái cơ cấu với tái cơ cấu tài chính công, khu vực công; chưa chú trọng đến tái cơ cấu ngành công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Phát triển du lịch còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Chuyển giao công nghệ, kết nối doanh nghiệp trong nước còn hạn chế...

Theo VOV NEWS

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...