Nhiều lực cản với cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

Theo Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, trong tháng 2/2017, cả nước đã sắp xếp được 4 doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trong đó cổ phần hóa (CPH) 3 doanh nghiệp và giải thể 1 đơn vị. Một số
Nhiều lực cản với cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Hoạt động sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước đang chậm về tiến độ và thấp về chất lượng

Xung quanh câu chuyện CPH, Báo Đấu thầu đã có cuộc trao đổi với ông Tạ Đình Xuyên, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia.

Sắp xếp, đổi mới DNNN, trong đó trọng tâm là CPH, đang chậm về tiến độ và thấp về chất lượng. Theo ông nguyên nhân chính là do đâu?

Tôi cho rằng có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Về khách quan, Chính phủ chủ trương CPH DNNN làm từ dễ đến khó. Theo đó những DN nào có khả năng CPH được ngay thì đã làm xong rồi. Những DN chưa CPH được là những DN lớn, có mức độ phức tạp cao, hoạt động ở nhiều lĩnh vực kinh tế, sức hấp dẫn thấp nên khó khăn trong việc đánh giá giá trị DN.

Tuy nhiên, tôi cho rằng lý do lớn nhất ảnh hưởng đến cả số lượng và chất lượng CPH DNNN hiện nay chính là lý do chủ quan. Thứ nhất, đó là do lực cản ngay trong bộ máy quản lý DN không muốn thực hiện CPH. Thứ hai là bản thân người lao động trong DNNN cũng chưa biết tương lai như thế nào sau khi CPH nên họ không mạnh dạn thay đổi, không quyết tâm CPH. Thứ ba là lợi ích nhóm chi phối CPH. Người quản lý DN lo ngại khi CPH họ có thể mất đi vị trí, quyền lợi hiện hữu. Bên cạnh đó, một số DN cũng lấy lý do khó xác định giá trị DN để kéo dài thời gian CPH.

Nhiều lực cản với cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ảnh 1
Ông Tạ Đình Xuyên
Có ý kiến cho rằng, CPH DNNN thời gian qua chưa đạt kết quả như mong đợi, thậm chí là thất bại. Quan điểm của ông như thế nào?

Tôi chưa đánh giá chúng ta thất bại, bởi đã có một số DN đã được CPH thời gian qua làm ăn rất tốt như: Vinamilk, Bóng đèn Rạng Đông, Nhựa Tiền Phong… Có lẽ thất bại là ở góc độ thoái vốn nhà nước không thu hồi về được theo đúng tiến độ, đúng giá trị. Chẳng hạn như giá trị DN là 10 đồng nhưng chỉ định giá là 7 - 8 đồng, khi bán DN đi sẽ bị thất thoát tài sản của Nhà nước.

Tôi cho rằng công tác định giá DN đang có vấn đề. Có một xu hướng trong CPH là thường đánh thấp giá trị DN xuống nhằm mang lại lợi ích cho những người sau này sẽ là chủ sở hữu. Định giá DN thấp khiến giá trị cổ phiếu thấp, giá trị đất đai ở những địa điểm vàng rẻ mạt..., trong khi thực tế cho thấy, chỉ một thời gian ngắn sau khi CPH, giá cổ phiếu lại lên do các tài sản được đánh giá đúng giá trị thực.  

Đối với những DN vướng dự án thua lỗ nghìn tỷ thì tiến độ CPH sẽ thế nào, thưa ông?

Tiến độ nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào khâu định giá tài sản, nếu định giá xong rồi triển khai rất dễ, nhưng hiện nay các DN lại đang vướng nhất ở khâu này. Chẳng hạn một doanh nghiệp đang có dự án kém hiệu quả, thua lỗ như Dự án Đầu tư mở rộng Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 đang “đắp chiếu”, hoặc như Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình, Dự án Nhà máy Đóng tàu Dung Quất… rất khó mà có thể CPH được. Nguyên nhân là bởi, những dự án này đang ở giai đoạn đầu tư, nợ nần, hiệu quả chưa rõ nên không biết xác định giá trị thế nào để mà CPH. Nếu những nhà máy này đã xây dựng xong rồi, có số sách quyết toán thì câu chuyện lại khác.

Nếu sổ sách minh bạch, rõ ràng, sẽ có người bỏ tiền để mua những dự án như thế này. Họ muốn mua con gà biết đẻ trứng chứ con gà không đẻ trứng thì chẳng ai mua cả. 

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vừa yêu cầu các DNNN thực hiện nghiêm quy định về công bố thông tin và xử lý những DN vi phạm. Đây có thể xem là một bước góp phần nâng cao hiệu quả công tác CPH?

Việc DNNN phải công khai thông tin là rất cần thiết. Đây là một trong những kênh quan trọng để cơ quan quản lý, người dân có thể tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của DNNN. Thế nhưng, hiện vẫn còn rất nhiều DNNN không muốn công khai thông tin.

Tôi cho rằng, những trường hợp vi phạm phải bị xử lý thật nghiêm, truy trách nhiệm tới cùng và cách chức người đứng đầu cơ quan vi phạm.

Theo Trung Hiếu/Đấu thầu 

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...