Nhiều ngân hàng lại “lỡ hẹn” niêm yết

Chỉ còn khoảng nửa tháng nữa là năm 2019 sẽ kết thúc nhưng còn khá nhiều ngân hàng có kế hoạch niêm yết trong năm như OCB, Nam A Bank, ABBank, SeABank... vẫn “thờ ờ” với sàn chứng khoán.
Nhiều ngân hàng lại “lỡ hẹn” niêm yết

Tính đến ngày 15/12, trong tổng số 31 ngân hàng thương mại cổ phần đang hoạt động mới chỉ có 18 ngân hàng đã niêm yết. Đáng chú ý, trong mùa ĐHĐCĐ thường niên 2019, không ít nhà băng khẳng định chắc chắn sẽ niêm yết trong năm nay.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại mới chỉ có duy nhất VietBank thành công đưa cổ phiếu lên giao dịch trên thị trường UPCoM vào cuối tháng 7; MSB đã hoàn thiện hồ sơ niêm yết nhưng lại chưa có ngày giao dịch; VietCapital Bank hiện đã lưu ký cổ phiếu tại VSD.

Các ngân hàng còn lại thậm chí còn chưa có động thái nào liên quan đến việc chuẩn bị đưa cổ phiếu lên sàn. Có thể kể đến như Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank), tại ĐHĐCĐ thường niên 2019, lãnh đạo ngân hàng đã thông báo với cổ đông về việc niêm yết toàn bộ số cổ phiếu đã phát hành lên HoSE và tăng vốn điều lệ lên 5.000 tỷ đồng trong năm nay.

Tuy nhiên, năm 2019 sắp đi qua nhưng những thông tin mà các nhà đầu tư biết được chỉ là những lùm xùm liên quan đến tranh chấp cổ phần trong gia đình Chủ tịch HĐQT Nguyễn Quốc Toàn.

Tháng 7 vừa qua, ABBank đã hoàn tất phát hành hơn 39 triệu cổ phiếu để chia cổ tức tuy nhiên đến nay vẫn chưa có bất kỳ thông tin nào cho thấy ngân hàng này chuẩn bị thủ tục niêm yết trên sàn chứng khoán.

Câu chuyện tương tự cũng diễn ra tại SeABank. Trong ĐHĐCĐ thường niên 2019, ngân hàng đã thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên HoSE thay vì lên UPCoM như hồ sơ đã nộp trong năm 2018 với thời gian dự kiến niêm yết trong khoảng từ 2019 – 2020.

Trong thời gian chưa niêm yết HoSE, SeABank sẽ ủy quyền cho HĐQT xem xét, quyết định việc đăng kí giao dịch trên UPCoM trong trường hợp cần thiết hoặc theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước. Nhưng hiện tại, cổ phiếu của SeABank vẫn “vắng mặt” tại tất cả các sàn giao dịch.

Có kế hoạch lên sàn cũng như công tác chuẩn bị “rầm rộ” nhất phải kể đến Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB), sau nhiều lần “thất hứa”, tại ĐHĐCĐ thường niên 2019, một lãnh đạo ngân hàng đã nhấn mạnh với cổ đông sẽ cố gắng hoàn tất việc lên sàn vào cuối quý III/2019. Có lẽ OCB quá tập trung cho những kế hoạch khác nên “quên” việc phải niêm yết.

Một số ngân hàng khác như VIB, LienVietPostBank…, lại muốn chuyển sang niêm yết trên HOSE thay vì niêm yết trên sàn HNX, hay đăng ký giao dịch trên UPCoM. Tuy nhiên, kế hoạch chuyển sàn cũng chưa có động tĩnh gì mới và khả năng khó kịp trong năm nay.

Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” được Thủ tướng phê duyệt cuối tháng 2/2019 đã đề ra một loạt giải pháp cơ cấu lại thị trường. Trong đó, việc bắt buộc các ngân hàng thương mại lên sàn là một trong các biện pháp nhằm thúc đẩy sự minh bạch của ngành và đa dạng cơ sở hàng hóa trên thị trường chứng khoán.

Cụ thể, Đề án yêu cầu đến hết năm 2020, các ngân hàng phải hoàn tất việc thực hiện việc niêm yết, đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán.

Yêu cầu “lên sàn” đối với các cổ phiếu ngân hàng đã được đề ra trước đó tại Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030 được Thủ tướng phê duyệt hồi tháng 8/2018.

Theo đó, một trong các mục tiêu của ngành ngân hàng đến 2020 là hoàn thành việc niêm yết cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán, nghĩa là niêm yết trên HoSE hoặc HNX mà không còn được đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Xem thêm

Ngân hàng Nhà nước "cứu" cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước "cứu" cổ phiếu ngân hàng

Sau thông tin NHNN bất ngờ giảm lãi suất điều hành, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng đã bứt phá, đặc biệt là VCB thiết lập mức đỉnh mới hỗ trợ thị trường phục hồi tích cực trong phiên giao dịch cuối tuần.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng có định giá hấp dẫn

Nhóm cổ phiếu ngân hàng có định giá hấp dẫn

Theo CTCK BIDV (BSC), ngoại trừ BID và VCB đang có mức định giá tương đối cao thì những cổ phiếu ngân hàng còn lại đang được định giá ở mức hấp dẫn, có thể là tâm điểm của thị trường trong quý IV/2019.

Có thể bạn quan tâm

Ông Đào Xuân Tuấn, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng nhà nước

Thêm bộ khung để kiểm soát rủi ro, phòng chống rửa tiền

Bộ quy tắc và thực hành thống nhất về danh mục, nguyên tắc cung cấp chứng từ đối với giao dịch chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam đảm bảo đáp ứng thực tiễn nhưng vẫn kiểm soát chặt chẽ hoạt động thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài...

Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú

Ngân hàng Nhà nước sẽ đổi mới điều hành, tiến tới bỏ cơ chế phân bổ room tín dụng

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục đổi mới biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng và triển khai lộ trình giảm dần, tiến tới xóa bỏ việc điều hành phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng, nỗ lực đạt tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống dự kiến 16%...

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Tỷ giá đã qua "cơn sóng gió"

Việc đồng USD suy yếu trong tháng 1 đã giúp giảm đáng kể áp lực lên tỷ giá, song thách thức vẫn còn khi cuộc chiến thương mại được dự báo sẽ là yếu tố hỗ trợ cho đồng USD trong thời gian tới...

Cập nhật lãi suất huy động ngân hàng LPBank tháng 2/2025

Cập nhật lãi suất huy động ngân hàng LPBank tháng 2/2025

Qua so sánh với tháng trước, biểu lãi suất huy động của ngân hàng LPBank tháng 2/2025 không có sự điều chỉnh mới. Theo đó, các khoản tiền gửi tại quầy với kỳ hạn 1 tháng đến 60 tháng được áp dụng mức lãi suất là 3,1 – 5,5%/năm…