Nhiều “vết” xấu, Dự án Mỹ Đình Pearl có được đón nhận?

Dù đang cố gắng nỗ lực lấy lại hình ảnh và tên tuổi, nhất là trong việc “Bắc tiến”, nhưng có vẻ như Công ty cổ phần Tập đoàn SSG đang lúng túng trong việc quản trị rủi ro.
Nhiều “vết” xấu, Dự án Mỹ Đình Pearl có được đón nhận?

Đối tác bỏ cuộc chơi

Năm 2010, Công ty Bất động sản Dầu khí Việt Nam (PV-SSG) được thành lập với 5 cổ đông sáng lập gồm Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) chiếm 6% cổ phần, Tổng công ty xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) chiếm 25% cổ phần, Tổng công ty cổ phần  Bảo hiểm Dầu khí (PVI) chiếm 10% cổ phần, Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank) chiếm 10% cổ phần và Công ty cổ phần Tập đoàn SSG chiếm 49% cổ phần.

Liên doanh PV-SSG khi đó được lập ra để thực hiện dự án Tổ hợp khách sạn Dầu khí Việt Nam, tiêu chuẩn 5 sao siêu hoành tráng ở thời điểm đó. Sau đó, dự án này được đổi tên thành Mỹ Đình Pearl (Hà Nội). Dự án có quy mô 3 khối là khách sạn cao cấp (cao 30 tầng và 2 tầng hầm), căn hộ cao cấp (cao 30 tầng và 2 tầng hầm) và khối văn phòng cho thuê (cao 24 tầng và 2 tầng hầm), xây dựng trên diện tích 3,82 ha.

Tuy nhiên, sau một thời gian dài trì trệ và thực hiện quy định các doanh nghiệp nhà nước không được đầu tư ngoài ngành, lần lượt các doanh nghiệp họ dầu khí là PVN, PVC, PVI đều thoái vốn, bỏ lại dự án dang dở cho SSG. Với việc các đối tác bỏ đi, SSG cũng nâng dần số cổ phần sở hữu của mình tại dự án này lên 81% và nuôi giấc mơ "một mình một ngựa" chinh phục thị trường miền Bắc.

Tuy nhiên, khó khăn vẫn chưa qua khi tại các đại án Hà Văn Thắm và Phạm Công Danh, có liên quan đến nhóm bà Hứa Thị Phấn, Hứa Anh Thơ, Ngô Kim Huệ, Hứa Thị Bích Hạnh, nhóm cổ đông sở hữu hơn 5,8 triệu cổ phần SSG, trong đó bà Hứa Thị Phấn từng là thành viên HĐQT SSG.

Trước đó, theo thông tin từ phiên tòa xét xử đại án Hà Văn Thăm giai đoạn 1, Cơ quan điều tra đã ra lệnh kê biên hơn 5,8 triệu cổ phần SSG để khắc phục thiệt hại cho khoản vay 500 tỷ đồng  của Công ty Trung Dung (Công ty của Phạm Công Danh - nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng) tại Ocean Bank.

Theo thông tin mới nhất, Cơ quan cảnh sát điều tra đã thay đổi quyết định khởi tố bị can đối với bà Hứa Thị Phấn từ tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước sang tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Cơ quan điều tra cũng quyết định khởi tố đối với 14 bị can nguyên là cán bộ, nhân viên Trustbank về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, trong đó có các cá nhân Ngô Kim Huệ, Hứa Thị Bích Hạnh.

Nhiều “vết” xấu

Dự án Mỹ Đình Pearl từng mắc phải không ít vấn đề liên quan đến pháp lý dự án. Cụ thể, sau thời gian dài bất động, ngày 6/11/2014, Sở Xây dựng Hà Nội ban hành Quyết định số 8999/SXD-QLCP cho phép PV-SSG được xây dựng công trình tạm nhằm phục vụ thi công công trình chính. Tuy nhiên, chủ đầu tư lại xây dựng thành ngôi nhà 2 tầng kiên cố và sân tập golf rất quy mô.

Sau này, khi SSG nắm quyền chi phối dự án, dự án này tiếp tục gặp hàng loạt điều tiếng, hết nghi án bán lúa non khi chưa đủ điều kiện đến nghi án thổi giá bán hàng, rồi sai phạm trong trật tự xây dựng…

Mỹ Đình Pearl được SSG đặt mục tiêu, kỳ vọng là sản phẩm đầu tiên để đơn vị này chinh phục thị trường Thủ đô. Dự án này đang được chủ đầu tư triển khai với tiến độ khá nhanh. Tuy nhiên, với lịch sử dự án không mấy tốt đẹp, không dễ để SSG chinh phục lòng tin của các nhà đầu tư.

Ngoài ra, những thông tin khác nhau về việc điều chỉnh quy mô dự án, lúc thì 2 tháp căn hộ cao 38 tầng, với 984 căn hộ, lúc là 2 tháp căn hộ 30 tầng, lúc là điều chỉnh lên 36 tầng…, khiến niềm tin của khách hàng về dự án này cũng bị ảnh hưởng phần nào.

Bên cạnh đó, những lùm xùm tại dự án Thảo Điền Pearl (TP.HCM), dự án do Công ty cổ phần Tập đoàn SSG (SSG2), thành viên SSG làm chủ đầu tư cũng có thể sẽ ảnh hưởng tới “người em” Mỹ Đình Pearl. Cụ thể, theo phản ánh của cư dân Thảo Điền Pearl, dù họ đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính từ 4 năm nay, nhưng phía SSG vẫn chưa cấp sổ hồng để hoàn thành trách nhiệm với khách hàng.

Ngoài ra, cư dân còn thất vọng vì tiện ích của dự án không tương xứng với kỳ vọng và số tiền họ bỏ ra. Cụ thể, theo cư dân, hồ bơi là hạng mục chung của dự án, nhưng lại bị chủ đầu tư khai thác kinh doanh. Chưa kể, ban đầu, chủ đầu tư quảng cáo dự án có phục vụ du thuyền, sân tennis…, nhưng khi vào ở thì đến nhà cộng đồng cũng không có.

Theo Đầu tư BĐS

 >> Dự án tháp thiên niên kỷ Hà Tây: Mười năm vẫn còn trên giấy

Có thể bạn quan tâm

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

"Ghìm cương" giá nhà ở xã hội

Nhiều dự án nhà ở xã hội cũ đã tăng giá đáng kể, thậm chí có những dự án mức giá ngang bằng với chung cư thương mại...

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Sự kiện ra mắt nhà mẫu Vinhomes The Premium đã thực sự làm nóng thị trường bất động sản Thanh Hóa, với thiết kế lấy cảm hứng từ những khu vườn Nhật Bản, cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp 5 sao như bể bơi vô cực...

Aqua City là một trong những dự án then chốt của Novaland

Novaland nhận tin vui khi nút thắt pháp lý Aqua City được tháo gỡ

Ngày 19/11, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua…