NHNN trình bày Tờ trình dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Đồng thời, báo cáo thẩm tra của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về dự án Luật.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, việc xây dựng dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) nhằm thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước đối với công tác phòng, chống rửa tiền (PCRT). Đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong hoạt động PCRT hiện nay.

Phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong PCRT; hợp tác quốc tế trong PCRT.

Dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) cũng quy định việc PCRT, phòng, chống tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện theo quy định của Luật này. Quy định của pháp luật hình sự và pháp luật về phòng, chống khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Ngoài ra, bà Hồng cho biết, dự thảo Luật Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) bổ sung một số nội dung về đối tượng báo cáo. Trong đó có tên gọi của một số hoạt động của đối tượng báo cáo; bổ sung đối tượng báo cáo là các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

Về thông tin nhận biết khách hàng, cập nhật thông tin nhận biết khách hàng, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung quy định về thông tin nhận biết khách hàng để phù hợp với pháp luật hiện hành, khuyến nghị của FATF, đánh giá của APG.

Sửa đổi, bổ sung quy định về thông tin chủ sở hữu hưởng lợi, theo đó đối tượng báo cáo phải xác định chủ sở hữu hưởng lợi và áp dụng các biện pháp để nhận biết, cập nhật thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi.

Về áp dụng các biện pháp tạm thời, NHNN có ý kiến, dự thảo Luật Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) quy định rõ các trường hợp thực hiện trì hoãn giao dịch và giao Chính phủ hướng dẫn các yếu tố như "cơ sở hợp lý để nghi ngờ" trên cơ sở thực tiễn công tác PCRT.

Luật hóa quy định về việc miễn trách nhiệm của đối tượng báo cáo tại Nghị định 116/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung), bổ sung quy định về thời điểm thực hiện biện pháp trì hoãn giao dịch.

Về hợp tác quốc tế về PCRT, dự thảo cũng bổ sung nguyên tắc: Trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về PCRT, việc trao đổi, chuyển giao thông tin trong hợp tác quốc tế về PCRT được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

Còn theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Ủy ban nhất trí sự cần thiết sửa đổi Luật PCRT năm 2012 với các lý do như đã nêu trong Tờ trình của Chính phủ.

Ủy ban Kinh tế đề nghị tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các nội dung tại dự thảo Luật về các quy định liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập dữ liệu, xác minh thông tin nhận biết khách hàng với các luật có liên quan.

Đồng thời, đề nghị Quốc hội cần xem xét kỹ quy định tại khoản 1 Điều 26 về yếu tố để thực hiện báo cáo giao dịch đáng ngờ đối với "Giao dịch được thực hiện theo yêu cầu của bị can, bị cáo hoặc người bị kết án…".

Liên quan đến nội dung về đánh giá rủi ro rửa tiền của đối tượng báo cáo và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, đây là quy định mới và cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Nhất là các hành vi rửa tiền ngày càng tinh vi, thường xuyên thay đổi, đồng thời phù hợp với khuyến nghị của FATF.

Xem thêm

NHNN khẳng định sẽ giữ vững ổn định của SCB

NHNN khẳng định sẽ giữ vững ổn định của SCB

Ngày 7/10 trên mạng xã hội lan truyền thông tin tiêu cực về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) dẫn đến hiện tượng một số người dân rút tiền trước hạn, trước tình hình này Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông báo khẳng định sẽ giữ vững ổn định của SCB.

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng Sacombank tháng 12/2024: Đi ngang so với cùng kỳ

Lãi suất huy động ngân hàng Sacombank tháng 12/2024: Đi ngang so với cùng kỳ

Trong tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…