Những con số "biết nói" về chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn đang ghi dấu ấn đậm nét trên bản đồ chuyển đổi số quốc gia với những con số tăng trưởng vượt bậc, thể hiện những thành tựu đáng kể, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh...

1-1.jpg
Tỉnh Lạng Sơn tập trung nguồn lực để đẩy mạnh chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực

Nhờ sự quyết tâm, vào cuộc tích cực cả hệ thống chính trị về chuyển đổi số trên các lĩnh vực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng của địa phương. Thời gian qua, công tác chuyển đổi số của tỉnh Lạng Sơn đã đạt được nhiều kết quả lớn về nhiều mặt.

CHÍNH QUYỀN SỐ

Thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã triển khai và đưa vào sử dụng hiệu quả các ứng dụng dùng chung phục vụ hoạt động nội bộ của các cơ quan trên địa bàn tỉnh. Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành hoạt động ổn định, kết nối 100% các cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã; 100% văn bản được xử lý trên môi trường mạng (trừ văn bản mật) đồng thời, thực hiện ký số văn bản điện tử, liên thông gửi lên trục liên thông (không gửi văn bản giấy), đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin mạng trong gửi, nhận thông điệp điện tử, văn bản điện tử và chứng thực điện tử; việc sử dụng Hệ thống quản lý văn bản và điều hành đã tạo thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức giải quyết công việc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí và đạt hiệu quả cao trong công việc.

Việc triển khai chữ ký số cho cá nhân, tổ chức, đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh Lạng Sơn đã làm 30.603 chữ ký số cho tổ chức và cá nhân, 805 sim ký số; 100% văn bản điện tử gửi đi được thực hiện ký số, góp phần tích cực trong cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả công việc, tăng tính công khai, minh bạch trong quản lý điều hành công việc. Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh hoạt động hiệu quả, đảm bảo thông tin liên lạc, chất lượng âm thanh, hình ảnh rõ nét, tổ chức các cuộc họp nhanh, kịp thời, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Bên cạnh đó, hệ thống thư điện tử công vụ được nâng cấp, hoạt động ổn định, phục vụ nhu cầu trao đổi công việc của cán bộ, công chức, viên chức; tài khoản thư điện tử được sử dụng để đăng nhập trên các hệ thống dùng chung của tỉnh. Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính được duy trì hoạt động ổn định, đến thời điểm hiện tại đã triển khai cung cấp được 1.543 dịch vụ công trực tuyến, trong đó có 1.027 dịch vụ công trực tuyến toàn trình; 516 dịch vụ công trực tuyến một phần.

2.jpg
Những năm qua, Lạng Sơn luôn nằm trong tốp những địa phương dẫn đầu về chuyển đổi số

Ngoài ra, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh Lạng Sơn được kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia và thực hiện tích hợp, đồng bộ dữ liệu với 1.706 thủ tục hành chính; cung cấp, công khai 1.308 dịch vụ công trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (trong đó có 311 dịch vụ công trực tuyến một phần và 871 dịch vụ công trực tuyến toàn trình); thường xuyên kiểm tra, rà soát, hiệu chỉnh chức năng đồng bộ trạng thái giải quyết hồ sơ từ Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh với Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, trong đó, tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng và trước hạn đạt trên 99%.

Cổng Thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn đã bám sát Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ, tập trung tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các sự kiện chính trị nổi bật trong tỉnh. Đồng thời, cập nhật thường xuyên, liên tục về hoạt động chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo tỉnh, bảo đảm tính chính xác, kịp thời qua đó, góp phần quan trọng phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân quan tâm.

Từ đó, nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, tuyên truyền, quảng bá, thu hút đầu tư thúc đẩy sự phát triển và hội nhập của tỉnh Lạng Sơn. Bảo đảm đáp ứng các quy định về cấu trúc, bố cục, yêu cầu kỹ thuật cho Cổng thông tin điện tử và Trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước tại Thông tư số 22/2023/TT-BTTTT ngày 31/12/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trang thông tin điện tử thành phần của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cung cấp đầy đủ thông tin về công tác chỉ đạo, điều hành, thủ tục hành chính, thông tin về quy hoạch, kế hoạch...;

Trang thông tin điện tử chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn (tại địa chỉ http://cds.langson.gov.vn) cung cấp thông tin tuyên truyền về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, cửa khẩu số trên địa bàn tỉnh, đến nay có trên 5.325.878 lượt truy cập khai thác thông tin.

Về triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và nền tảng số: cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Lạng Sơn phù hợp Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam và triển khai áp dụng Kiến trúc Chính quyền điện tử của tỉnh đã được phê duyệt. Thực hiện Quyết định số 2568/QĐ-BTTTT ngày 29/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 3.0, hướng tới Chính phủ số;

Kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 20/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông chuẩn bị triển khai thực hiện nhiệm vụ: “Xây dựng, cập nhật kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Lạng Sơn, phiên bản 3.0, hướng tới Chính quyền số”.

Tiếp tục duy trì kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với Cổng dịch vụ công của tỉnh và cung cấp dịch vụ “xác thực thông tin công dân”, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức. Triển khai có hiệu quả Nền tảng điện toán đám mây Make-in-VietNam (Lạng Sơn Cloud), từng bước đưa các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh quản lý tập trung thống nhất tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh; triển khai xây dựng kho dữ liệu dùng chung (Data Lake) phục vụ phân tích, dự báo hỗ trợ quá trình ra quyết định của tỉnh.

Đầu tư, nâng cấp cơ sở dữ liệu và nền tảng số phục vụ quản lý cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh; triển khai xây dựng nền tảng danh tính số; xây dựng nền tảng số quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản; nền tảng số quản lý tài sản công tập trung; nền tảng số dùng chung các ngành Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng (bản đồ số); xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý ngành Giao thông vận tải, cơ sở dữ liệu quản lý ngành Tài nguyên và Môi trường, cơ sở dữ liệu quản lý địa giới hành chính, cơ sở dữ liệu quản lý ngành Thông tin và Truyền thông, cơ sở dữ liệu quản lý ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ sở dữ liệu quản lý ngành Xây dựng tích hợp vào Nền tảng số dùng chung.

Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh (IOC) được triển khai và thường xuyên cập nhật, hiệu chỉnh, bổ sung chức năng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động; Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) hoạt động ổn định phục vụ việc kết nối, liên thông, đồng bộ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; Nền tảng Công dân số Xứ Lạng, Trợ lý ảo (Chatbot) hỗ trợ, hướng dẫn tra cứu, thực hiện giải quyết thủ tục hành chính/dịch vụ công trực tuyến tiếp tục được duy trì, nâng cấp, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Hệ thống Phần mềm quản lý nghiệp vụ Hội đồng nhân dân cấp tỉnh Lạng Sơn đi vào hoạt động chính thức từ ngày 12/9/2024, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành nhiệm vụ xây dựng phần mềm Nền tảng quản lý giá kết nối với Cổng khai thác dữ liệu chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn; đã ban hành Quy chế quản lý, sử dụng, khai thác Nền tảng quản lý giá, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/10/2024. Cơ sở dữ liệu đất đai của 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trên phần mềm iLIS do VNPT cung cấp. Phần mềm đã kết nối, liên thông cơ sở dữ liệu với Hệ thống thông tin của cơ quan Thuế và Hệ thống dịch vụ công của tỉnh, đang triển khai kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai để chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo Đề án 06. Kết quả từ khi triển khai thí điểm đến nay đã tiếp nhận 7.881 hồ sơ, hoàn thành giải quyết 4.075 hồ sơ, chuyển thông tin điện tử sang cơ quan Thuế để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai được 2.286 phiếu chuyển thông tin, cơ quan Thuế đã ban hành được 2.233 thông báo nộp tiền.

Việc chỉnh lý biến động được thực hiện song song với giải quyết thủ tục hành chính trên dịch vụ công của tỉnh giúp cắt giảm thời gian, nhân lực thực hiện, cơ sở dữ liệu cơ bản được chỉnh lý biến động kịp thời để đảm bảo yêu cầu “đúng - đủ - sạch - sống”. Kho dữ liệu số hóa thủ tục hành chính của tỉnh được duy trì hoạt động ổn định, kết nối liên thông, đồng bộ dữ liệu với Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh phục vụ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa và khai thác lại dữ liệu số hóa trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

Việc số hóa hồ sơ thủ tục hành chính được các cơ quan, đơn vị quan tâm, thực hiện, đến thời điểm hiện tại, tổng số hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị đã thực hiện số hoá lên Kho dữ liệu số hoá của tỉnh là 942.934/979.536 hồ sơ (đạt 96%); trong đó cấp tỉnh đã số hóa được 209.243 hồ sơ (đạt 95,57%), cấp huyện 104.250/119.056 hồ sơ (đạt 87,6%), cấp xã 600.684/611.711 hồ sơ (đạt 98,2%).

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG, KINH TẾ - XÃ HỘI SỐ

Theo thông tin từ tỉnh Lạng Sơn, hiện nay mạng lưới viễn thông của tỉnh được duy trì kết nối thông suốt 3 cấp, 100% xã, phường, thị trấn được phủ sóng di động, internet tốc độ cao; Trung tâm Tích hợp dữ liệu tỉnh được đầu tư, nâng cấp hoạt động ổn định; tổng số vị trí trạm BTS hiện nay là 1.485 vị trí với 3.455 trạm; đến thời điểm hiện nay toàn tỉnh còn 39 thôn bản trắng sóng, 377 cụm dân cư lõm sóng theo theo tiêu chí hướng dẫn của Cục Viễn thông. Triển khai lộ trình tắt sóng 2G theo lộ trình, đến nay các doanh nghiệp viễn thông di động đã thực hiện chuyển đổi được khoảng 94% thuê bao dùng 2G Only sang 4G so với đầu năm 20244, toàn tỉnh chỉ còn khoảng 1.500 thuê bao 2G Only phải chuyển đổi, là một trong những tỉnh triển khai nhanh nhất lộ trình tắt sóng 2G.

3-1.jpg
Số hóa được coi là chìa khóa để Lạng Sơn đẩy mạnh sản xuất phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng

Các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ, cam kết hỗ trợ người dân trên 7.057 điện thoại 4G để đẩy nhanh lộ trình tắt sóng 2G. Hoàn thành triển khai hạ tầng mạng 5G tại thành phố Lạng Sơn và trung tâm các huyện, thành phố và chuẩn bị các hoạt động khai trương 5G tại Lạng Sơn. 100% hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh và các sở, ngành được quản lý tập trung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh lên Nền tảng điện toán đám mây Lạng Sơn Cloud.

Về phát triển kinh tế số, xã hội số tiếp tục được quan tâm, triển khai và đạt được những kết quả tích cực; 100% các trường học trên địa bàn tỉnh triển khai thanh toán học phí, phí dịch vụ giáo dục bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; 100% bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm y tế huyện/thành phố triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt; toàn tỉnh có trên 72% dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử; trên 90% điểm kinh doanh cố định có dịch vụ thanh toán qua mã QR Code; 100% doanh nghiệp khai báo hóa đơn điện tử; tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp qua mạng đạt 100%,...

Tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, kiện toàn Tổ Công nghệ số cộng đồng đảm bảo duy trì hoạt động; tổ chức 12 lớp tập huấn về số hóa thủ tục hành chính và tái sử dụng kết quả số hóa hồ sơ cho gần 1.000 cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức các khóa bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số, nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức về tự bảo vệ mình trên không gian mạng cho 6.061 thành viên của 1.622 Tổ Công nghệ số cộng đồng và cho 230 người là đối tượng hoạt động không chuyên trách;

Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Cục chuyển đổi số Quốc Gia - Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số trực tiếp cho Tổ Công nghệ số cộng đồng tại địa bàn xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng để làm mẫu triển khai nhân rộng trên toàn tỉnh.

CỬA KHẨU SỐ

Nền tảng cửa khẩu số hoạt động ổn định, giúp tăng cường công tác quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước, tạo kênh thông tin kết nối đa chiều giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý tại cửa khẩu, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo, cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

Hoàn thành kết nối cơ sở dữ liệu ngành giao thông vận tải; hoàn thành tích hợp thanh toán trực tuyến trên Nền tảng cửa khẩu số. Ngày 17/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 865/QĐ-TTg về việc phê duyệt thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119 - 1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2 - 1089 thuộc cặp cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…