Thiệt hại nằng nề do bão số 3 Lạng Sơn tích cực ứng phó, khắc phục hậu quả

Tính đến 17 giờ ngày 10/9/2024, Lạng sơn có 13 người thương vong, thiệt hai về tài sản trị giá hơn 560 tỷ đồng do báo số 3 gây ra...

1 (16).jpg
Các lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn tích cực khắc phục hậu quả do bão

Theo báo cáo nhanh tổng hợp từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn tính đến 17h00 ngày 10/9/2024 trên địa bàn tỉnh đã có 3 người chết, 10 người bị thương do bị tấm lợp Fibro xi măng rơi xuống đầu, bị cây đổ vào người và do sạt lở đất; thiệt hại hơn 560 tỷ đồng về tài sản.

13 NGƯỜI THƯƠNG VONG

Hơn 9.600 hộ gia đình bị thiệt hại về nhà cửa (Trong đó: có 18 nhà bị sập và hư hỏng hoàn toàn; 1.970 hộ bị tốc mái; 398 nhà bị cây đổ vào nhà và do sạt lở đất; 6.614 nhà bị ngập nước; 604 nhà bị hư hỏng công trình phụ (đổ tường, tốc mái, cây đổ …); Ngoài ra, còn 33 công trình khác bị thiệt hại như: Trụ sở Công an xã; nhà văn hóa thôn; Trường học và điểm bưu điện xã,...

Về nông, lâm nghiệp, trên địa bàn tỉnh có 7.454 ha diện tích nông nghiệp bị ảnh hưởng (Trong đó: 5.167 ha lúa; 1.742 ha màu; 544 ha cây công nghiệp, trên 8.000 cây ăn quả bị gãy đổ hoàn toàn….); hơn 4.548 ha lâm nghiệp bị ảnh hưởng (cây Bạch đàn, Keo, Mắc ca, Hồi, Thông…).

Về giao thông, đối với tuyến Quốc lộ 43 vị trí tại QL.1B, QL.4A, QL.279, QL 3B bị cây đổ xuống đường đã được xử lý thông tuyến; một số điểm ngập lớn ảnh hưởng đến việc lưu thông và do sạt lở đất.

75 vị trí tuyến đường tỉnh bị ngập úng; nhiều vị trí bị cây đổ xuống đường đã được xử lý thông tuyến; đối với một số vị trí sạt lở taluy dương đã cử nhân lực cảnh báo và triển khai các biện pháp thông tuyến. Trên 193 vị trí tuyến đường huyện bị sạt lở đất, cây đổ ra đường và một số đoạn do ngập úng, nhiều điểm đã được thông tuyến. Ngoài ra mưa lớn đã gây ngập úng cục bộ và chia cắt với tổng số là 1.383 điểm tại địa bàn các huyện, thành phố.

Về công nghiệp tính đến 17 giờ 00 ngày 10/9/2024 có 45 cột điện cao thế và hạ thế bị gãy đổ, chủ yếu là các cột hạ thế; một số cột thông tin liên lạc bị ảnh hưởng. Ước tính sơ bộ tổng thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến 17 giờ 00 ngày 10/9/2024 là trên 560 tỷ đồng.

TÍCH CỰC ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn, địa phương này đang tích cực thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, của tỉnh về triển khai công tác khắc phục hậu quả thiên tai do hoàn lưu bão số 03.

2.jpg
Cán bộ chiến sĩ giúp người dân di dời tài sản

“Chia lửa” với địa phương, sáng ngày 10/9/2024, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng do Thiếu tướng Trần Trung Thiết Phó Cục trưởng Cục Tổ chức, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam làm Trưởng đoàn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến, làm việc tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và đi kiểm tra thực tế tại huyện Văn Lãng và Tràng Định. Về phía tỉnh Lạng Sơn có ông Đoàn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng đại diện lãnh đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các Sở, ban, ngành liên quan.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn, trên cơ sở các văn bản, công điện của Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, các Sở, ban, ngành, cơ quan đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố đã chủ động và nghiêm túc triển khai về khắc phục hậu quả sau bão, rà soát, thống kê đánh giá thiệt hại và báo cáo theo quy định.

Với tinh thần, nếu có mưa tiếp tục chỉ đạo triển khai, không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó với diễn biến mưa lớn trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, các cơ quan truyền thông (Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lạng Sơn) tiếp tục, tích cực tăng cường đưa các bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến của mưa lũ tiếp theo và tình hình thiệt hại trên địa bàn các huyện, thành phố để các cấp, các ngành và nhân dân trên địa bàn tỉnh nắm tình hình, chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả, giảm thiểu thiệt hại.

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn trực ban 24/24 thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết và tổng hợp các thiệt hại báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng thủ dân sự, Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai tìm kiếm cứu nạn theo quy định.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố đã tích cực, chủ động, rà soát, theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra tại cơ sở, cùng với chính quyền địa phương chủ động lực lượng, vật lực để hỗ trợ, khắc phục hậu quả sau thiên tai một cách kịp thời có hiệu quả như hỗ trợ người dân sửa chữa nhà cửa hư hỏng, dọn dẹp vệ sinh, thu gom rác thải; Chỉ đạo các lượng chức năng phối hợp với chính quyền địa phương di dời trên 4.4551 hộ tại các khu vực bị ngập lụt, lũ, sạt lở, các khu vực nguy hiểm ra khỏi vị trí đảm bảo an toàn. (Chiều ngày 10/9 huyện Văn lãng đã tổ chức di dời thêm cụm dân cư có 7 hộ 31 nhân khẩu nguy cơ rất cao sẽ bị sạt lở đất với khối lượng lớn tại thôn Bản Đuốc Tân thanh, di dời lên nhà văn hóa thôn đảm bảo an toàn). Đồng thời, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố tiếp tục khuyến cáo nhân dân sau bão và mưa lũ chưa nên về nhà ngay, do còn tiềm ẩn nguy cơ cao về rủi ro thiên tai để đảm bảo an toàn cho nhân dân.

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lạng Sơn. Từ chiều tối 10/9 đến đêm 11/9 ở các nơi trong tỉnh có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 50- 100mm, có nơi trên 150mm.

Cảnh báo: ngày và đêm 12/9 ở các địa phương trong tỉnh có mưa vừa, có nơi mưa to và dông với lượng mưa phổ biến từ 20-50mm. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn cấp 1. Dự báo tác động của mưa lớn và mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…