Những lùm xùm tại Đại học Mỹ thuật Công nghiệp: Trưởng phòng Tổ chức Hành chính độc đoán, vượt thẩm quyền

Không chỉ ký hàng chục hợp đồng lao động vượt thẩm quyền, trái quy định, ông Trần Bá Tăng – Phó Bí thư Đảng uỷ kiêm Trưởng phòng TCHC Đại học Mỹ thuật Công nghiệp còn tham mưu, đề xuất đặc cách xét tuyển, nâng lương cho một số cán bộ không đúng quy định.

Ký hợp đồng lao động vượt thẩm quyền

Theo phản ánh cùng những tài liệu mà lãnh đạo Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (ĐHMTCN) cung cấp cho Thương gia. Qua đó cho thấy, dù chỉ là Trưởng phòng Tổ chức Hành chính nhưng ông Trần Bá Tăng lại thể hiện sự độc đoán, lạm quyền trong suốt nhiều năm qua (tháng 8/2018, ông Tăng được chỉ định bầu vào chức danh Phó Bí thư Đảng uỷ nhiệm kỳ 2015 - 2020). Cụ thể, từ năm 2014 đến nay, ông Tăng đã vượt thẩm quyền khi tự ý tuyển dụng, ký hàng chục Hợp đồng lao động trái pháp luật cho người lao động, các hợp đồng này được ông Tăng lấy danh nghĩa đại diện Bên A (chủ thể sử dụng người lao động) mà không hề có uỷ quyền từ Ban giám hiệu ĐHMTCN. 

Cần làm rõ trách nhiệm của ông Trần Bá Tăng trong việc ký hàng chục hợp đồng cho người lao động trái quy định
Cần làm rõ trách nhiệm của ông Trần Bá Tăng trong việc ký hàng chục hợp đồng cho người lao động trái quy định

Theo đó, năm 2018, ông Tăng ký hợp đồng tuyển dụng cho các lao động về công tác tại các khoa, phòng ban chức năng: Nguyễn Hà My SN 1992; Lê Thanh Ngân 1991; Lê Văn Khuy SN 1983; Nguyễn Sao Mai SN 1984; 

Năm 2017 ký cho Đoàn Khánh Vân SN 1991; Phan Thị Hải Yến SN 1995; Lê Bình Dương SN 1982; Ngô Quốc Việt SN 1990; Mai Đức Duy SN 1991; Hà Kim Ngọc SN 1988; Nguyễn Hương Thảo SN 1991Nguyễn Hà Phương SN 1992; 

Năm 2016 gồm: Hoàng thu Thuỷ SN 1986; Vy Kim Anh 1992; Trần Từ Duy 1992; Vũ Xuân Phương 1991; Nguyễn Anh Tuấn 1984; Vũ Huy Cẩn 1984; Đinh Thành Hưng 1989; Nghiệp Thị Hải 1986; Đào Kiều Oanh 1992 và ký cho ông Lê Thanh Bình SN 1967 - 2 hợp đồng lao động có thời hạn 3 tháng và 6,5 tháng của năm 2014. Được biết những trường hợp nêu trên chỉ là phần nhỏ trong những bản hợp đồng được ông Tăng ký cho người lao động.

Sau khi ký kết các hợp đồng nêu trên, ông Tăng hợp thức hoá bằng cách xin xác nhận của Hiệu trưởng hoặc đại diện Ban giám hiệu nhà trường.

Qua điều tra phóng viên được biết, trong hàng chục năm qua, tất cả các hợp đồng lao động vụ việc với bảo vệ, nhân viên trông xe, ký túc xá đều do ông Tăng thao túng, tự tung tự tác ký hợp đồng cho người lao động. Khó hiểu là, dù là Phó Bí thư Đảng uỷ kiêm Trưởng phòng TCHC nhưng ông Tăng lại thể hiện sự yếu kém về mặt pháp luật khi ký đồng loạt các hợp đồng cho tổ bảo vệ với yêu cầu người lao động phải làm việc 8 tiếng/ngày, kể cả thứ 7, Chủ nhật và ngày lễ, Tết” (việc làm này sau đó đã bị chấn chỉnh và yêu cầu thực hiện theo quy định).

Những bản hợp đồng được ông Trần Bá Tăng ký vượt thẩm quyền cho người lao động
Những bản hợp đồng được ông Trần Bá Tăng ký vượt thẩm quyền cho người lao động

Để làm rõ những nội dung nêu trên, phóng viên đã có nhiều buổi làm việc với bà Đặng Mai Anh – Phó Hiệu trưởng Phụ trách và ông Trần Bá Tăng – Phó Bí thư Đảng uỷ phụ trách, Trưởng phòng Tổ chức hành chính Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Tại buổi làm việc thứ nhất, bà Đặng Mai Anh cho biết: Việc ông Tăng ký các hợp đồng lao động vụ việc 3 tháng, 6 tháng cho người lao động là có thật, còn việc Hiệu trưởng cũ có uỷ quyền cho ông Tăng hay không thì bà không biết. Nội dung này để đồng chí Tăng trả lời cho nhà báo sẽ rõ hơn. 

Tiếp lời bà Đặng Mai Anh, ông Tăng thừa nhận, việc ký hợp đồng vụ việc này đã tồn tại cả chục năm nay rồi. Tôi biết là sai nên thời gian gần đây đã điều chỉnh lại. Ông Tăng cũng thừa nhận, trong hợp đồng ông đứng đại diện bên A, sau khi ký thì ông trình Hiệu trưởng xác nhận và việc ký kết các hợp đồng này đúng là không có uỷ quyền của Hiệu trưởng. 

Đặc cách xét tuyển, nâng lương trái quy định 

Việc thao túng, lạm quyền còn được ông Tăng thể hiện rõ hơn nữa, khi ông này tham mưu cho Ban giám hiệu nhà trường đặc cách tuyển dụng (không tổ chức thi tuyển) đối với lao động Khúc Dạ Thu trái quy định. Trường hợp này đã từng bị Bộ Giáo dục & Đào tạo (Bộ GD&ĐT) kiểm điểm làm rõ trách nhiệm.

Đối với việc tuyển dụng và nâng lương không đúng quy định cho giáo viên Nguyễn Thị Thu Hiền (được điều chuyển từ trường THCS Lê Lợi về làm giảng viên Khoa Mỹ thuật cơ sở) cũng đã được tổ xác minh đơn tố cáo nhà trường và lãnh đạo Bộ GD&ĐT yêu cầu kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của ông Trần Bá Tăng.

Chưa dừng lại ở đó, năm 2016, ông Tăng còn đề xuất cho người người thân có dấu hiệu của bệnh tầm thần là Đỗ Anh Đức vào làm việc tại phòng tin học truyền thống (được biết hiện nay, Đỗ Anh Đức đang phải điều trị bệnh này trong bệnh viện).

Đồng thời, năm 2014, ông Tăng cũng đưa người cùng quê là ông Lê Văn Dũng vào thầu căng tin giai đoạn 2014 – 2018 (lúc này ông Tăng đang đương nhiệm Chủ tịch Công đoàn). Đáng lưu ý là, sau một thời gian hợp tác, đến tháng 03/2018, ĐHMTCN phải đơn phương chấm dứt hợp đồng vì ông Dũng không thanh toán các khoản công nợ cho nhà trường với số tiền 71.897.000 đồng. Hiện nay, nhà trường vẫn chưa thể thu hồi khoản công nợ khó đòi này.

Biên bản thể hiện việc ông Lê Văn Dũng còn nợ số tiền hơn 71 triệu đồng
Biên bản thể hiện việc ông Lê Văn Dũng còn nợ số tiền hơn 71 triệu đồng

Khi được hỏi về khoản công nợ từ việc thầu căng tin của nhà trường, ông Tăng cho biết, tôi nhớ đấy là giai đoạn tôi làm Chủ tịch Công đoàn 2014 -2017. Tôi và BCH Công đoàn nhiệm kỳ mới đã nhiều lần đốc thúc, yêu cầu ông Dũng thanh toán số tiền này nhưng ông Dũng khất lần vì không có tiền thanh toán. Ông Dũng là người cùng quê nên mỗi lần về quê, anh, em gặp nhau rất khó nói chuyện. Theo tôi, có lẽ trường phải áp dụng biện pháp mạnh hơn khởi kiện ra toà án mới hi vọng đòi được khoản công nợ này.

Trả lời phóng viên tại buổi làm việc thứ 2, về việc đặc cách tuyển dụng (không tổ chức thi tuyển) đối với lao động Khúc Dạ Thu trái quy định; việc nâng lương không đúng quy định cho giáo viên Nguyễn Thị Thu Hiền; tình trạng sức khoẻ của lao động Đỗ Anh Đức, bà Đặng Mai Anh phân trần, đây là những thông tin rất nhạy cảm, nhà trường cũng không muốn xới lại những việc này. Khi phỏng viên gặng hỏi, bà Đặng Mai Anh thừa nhận đúng là có những sự việc trên nhưng xảy ra lâu rồi từ thời Hiệu trưởng cũ và Phó Hiệu trưởng khác phụ trách nên bà không nhớ rõ. Bà sẽ rà soát lại hồ sơ phía bộ phận văn thư, sau đó sẽ thông tin lại cho nhà báo sau.

Trong một diễn biến khác, theo phản ánh của người lao động, ông Tăng thường xuyên uống rượu, say xỉn trong giờ hành chính, quát mắng, văng tục chửi thề đối với các nhân viên dưới quyền. Hành vi này được phóng viên ghi lại vào chiều ngày 07/10/2020. Khi đó, ông Tăng trong trạng thái say rượu chửi bới nhân viên của mình và bình luận về buổi làm việc trước đó giữa lãnh đạo nhà trường với phóng viên với những lời lẽ không bình thường.

Chiếu theo Điểm a, Khoản 1, Điều 32 Quy định 181/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng quy định về việc xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm về đạo đức, nếp sống văn minh thì những biểu hiện, hành vi và tư cách của Phó Bí thư Đảng uỷ ĐHMTCN Trần Bá Tăng là không thể chấp nhận được. “1.Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách: b) Vi phạm các quy định về cấm uống rượu, bia làm ảnh hưởng đến tư cách đảng viên”.

Thương gia sẽ tiếp tục phản ánh về vụ việc này.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…