Những người "trồng" kim cương trên sa mạc Dubai

Những doanh nhân tại Dubai đã nhìn thấy những cơ hội không chỉ từ việc buôn bán kim cương mà còn muốn phát triển và "nhân giống" chúng...

Những người "trồng" kim cương trên sa mạc Dubai

Kim cương là một hiện vật quý giá, đắt đỏ trên trái đất và việc tìm kiếm nó trong tự nhiên vô cùng khó khăn. Trong hàng ngàn năm, con người đã đào sâu vào trái đất để tìm kiếm kim cương và tạo ra những chiếc hố nhân tạo lớn nhất thế giới nằm ở Nga và Nam Phi.

Tuy nhiên, khai thác không phải là cách duy nhất để có được kim cương. Theo Hiệp hội Đá quý Quốc tế, viên kim cương được trồng trong phòng thí nghiệm đầu tiên được sản xuất vào những năm 1950 và công nghệ này đang tiếp tục phát triển.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã đưa việc chế tạo kim cương nhân tạo đến những nơi không ngờ nhất, bao gồm cả sa mạc.

UAE là quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất nhập khẩu kim cương nhưng lại không có một mỏ kim cương nào. Những doanh nhân tại đây đã nhìn thấy những cơ hội không chỉ buôn bán kim cương mà còn muốn phát triển chúng.

2DOT4 Diamonds đã ra đời và có trụ sở tại Dubai, trở thành công ty đầu tiên sản xuất, cắt và đánh bóng những viên kim cương được nuôi trong phòng thí nghiệm ở UAE.

2dot4-454.png
Bên trong phòng thí nghiệm 2DOT4 ở Dubai

Người đại diện của 2DOT4 Diamonds nói rằng thay vì đưa kim cương bay khắp thế giới, kim cương sẽ được sản xuất và bán tại địa phương.

Tên công ty 2DOT4 xuất phát từ chỉ số khúc xạ của kim cương và tốc độ ánh sáng truyền qua viên kim cương so với không khí chậm hơn khoảng 2,4 lần.

2dot4-6-3730.png

Những nhà sáng lập công ty này cho rằng việc có một cái tên liên quan đến đặc tính vật lý của đá quý thể hiện rằng các viên đá quý được tạo ra trong phòng thí nghiệm giống hệt với các viên đá trong tự nhiên.

Sự khác biệt duy nhất của những viên kim cương nhân tạo so với những viên kim cương tự nhiên chính là áp suất, nhiệt độ và các loại khí đều được con người kiểm soát.

2dot4-3-779.png

Để phát triển một viên kim cương phải bắt đầu bằng một viên kim cương được “trồng” trong phòng thí nghiệm hoặc được khai thác. Nó được gọi là “hạt giống” và thường có độ dày khoảng 0,3 đến 0,6mm.

Sau đó, chúng được đặt bên trong lò phản ứng và được tiếp xúc với các loại khí như hydro, metan, oxy và argon. Những “hạt giống” này phải chịu áp suất bằng khoảng 2/3 áp suất ở đỉnh núi Everest và đạt tới nhiệt độ 1.000 độ C.

2dot-2-6194.png
Kim cương phát triển bên trong lò phản ứng tại 2DOT4

Bằng cách làm trên, carbon được lắng đọng từ từ trên những lát mỏng. Sau đó, việc nó tăng lên về lượng chỉ còn là vấn đề thời gian.

Trung bình, công ty 2DOT4 phát triển kim cương với tốc độ khoảng 0,01mm mỗi giờ. Điều này có nghĩa là cứ sau 24 giờ, viên đá quý lại phát triển được chiều dài tương đương với độ dày của hai tờ giấy.

Khi viên kim cương đã tăng chiều cao ít nhất là 5mm, mảnh đó được gọi là “khối” và có hai kết quả dành cho nó. Nó có thể được cắt thành nhiều hạt hơn, hạt này sẽ được đưa trở lại vào lò phản ứng để tạo ra nhiều kim cương hơn.

Đồng thời, tùy theo nhu cầu của khách hàng, 2DOT4 sẽ cắt và đánh bóng viên đá quý. Sau đó nó có thể được bán cho các thợ đá quý và nhà thiết kế để biến thành một món đồ trang sức.

screenshot-1711007559-8570.png
Một khối kim cương thô đã sẵn sàng để đánh bóng hoặc cắt thành những viên kim cương hạt giống
2dot4-5-5290.png
Một viên kim cương mới được tạo ra đang được kiểm tra

Việc tạo ra những viên kim cương nhân tạo đang được khuyến khích phát triển bởi giá cả phải chăng, tính bền vững và không còn mối lo ngại về vấn đề đạo đức trong hoạt động khai thác mỏ.

Xem thêm

Kim cương tự nhiên bị "thất sủng"

Kim cương tự nhiên bị "thất sủng"

Nhu cầu kim cương nói chung đã suy yếu sau đại dịch, khi người tiêu dùng lại vung tiền cho du lịch và trải nghiệm, trong khi những cơn gió ngược kinh tế cũng ảnh hưởng đến chi tiêu xa xỉ.

Có thể bạn quan tâm

Katsushika Hokusai: Người thay đổi hội hoạ Nhật Bản và thế giới

Katsushika Hokusai: Người thay đổi hội hoạ Nhật Bản và thế giới

Một trận hoả hoạn đã gần như ‘đốt cháy’ 7 thập kỷ sáng tác cùng khối lượng lớn trong gần 30.000 tác phẩm của Katsushika Hokusai, nhưng không có ngọn lửa hung tợn nào có thể thiêu rụi được tài năng cũng như tầm ảnh hưởng của danh hoạ hàng đầu Nhật Bản...

Phạm Thuý Anh vừa tổ chức triển lãm “ Hồng sen - Tháng Sáu”

Mùa sen với người đẹp Phạm Thuý Anh

Chị Phạm Thuý Anh tổ chức triển lãm “ Hồng sen - Tháng Sáu” chủ nhân toàn bộ 18 bức tranh được triển lãm tại ngôi nhà di sản/ biệt thự cổ mới trùng tu 49 Trần Hưng Đạo...

Những giá trị trường tồn

Những giá trị trường tồn

Đồng hồ xa xỉ có thể trên cổ tay người đeo đến hàng thập niên, thậm chí, tiếp tục qua tay chủ mới và có thể “ăn ở” cùng họ thêm hàng thập niên nữa...

Chuyện nữ nhà báo mê sen Tây Hồ

Chuyện nữ nhà báo mê sen Tây Hồ

Sen vốn đã là thứ hoa mọc lên từ thuở khai thiên lập địa của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội trước khi trở thành quốc hoa của nước Việt Nam...

Những vùng đất quyến rũ nhất ở châu Phi

Những vùng đất quyến rũ nhất ở châu Phi

Lớn thứ 2 trên thế giới, châu Phi là lục địa cực kỳ đa dạng cả về địa lý và dân số đồng thời sở hữu nhiều điểm tham quan tuyệt vời đáng để chiêm ngưỡng...