Không phải Botswana, Nga mới là quốc gia khai thác kim cương nhiều nhất thế giới

Infographic dưới đây thống kê những nhà sản xuất kim cương thô hàng đầu thế giới dựa theo trọng lượng và giá trị, sử dụng dữ liệu từ tổ chức quốc tế Kimberly Process cùng với ước tính của Tiến sĩ Ashok Damarupurshad, một chuyên gia về kim loại quý và kim cương ở Nam Phi…

10-quốc-gia-sản-xuất-kim-cương.jpg

Trên thế giới, chỉ có khoảng 22 quốc gia đủ sức tham gia cuộc đua sản xuất kim cương thô - hay còn được gọi là kim cương tự nhiên - nhờ khả năng khai thác từ các mỏ có sẵn trong lãnh thổ của họ.

Theo Allied Market Research, thị trường kim cương toàn cầu được định giá 100,4 tỷ USD vào năm 2022 và sẽ tăng lên 155,5 tỷ USD vào năm 2032. Dự báo này cho thấy tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) từ 2023 đến 2032 sẽ là 4,5%.

Trong khi đó, giá trị thị trường của kim cương phòng thí nghiệm đứng ở mức 22,3 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến tăng lên 55,6 tỷ USD vào năm 2031, đạt tốc độ CAGR là 9,8% từ 2022 - 2031. Thị trường kim cương nhân tạo đang có được sự tăng trưởng đáng kể, nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ sản xuất và giá trị tiêu dùng. Vì những viên kim cương này thường rẻ hơn 30-40% so với kim cương khai thác tự nhiên nên chúng thu hút được những người tiêu dùng quan tâm đến chi phí. Một báo cáo năm 2021 từ MVI Marketing tiết lộ rằng khoảng 70% thế hệ trẻ sẽ cân nhắc sử dụng một viên kim cương phòng thí nghiệm để làm nhẫn đính hôn, một tín hiệu cho thấy sự thay đổi trong quan điểm của thế hệ.

Nhưng mặc dù vậy, sức hấp dẫn của kim cương tự nhiên vẫn chưa thể bị khuất phục, phần lớn đến từ truyền thống lâu đời và ngày càng được củng cố bởi sức mạnh tiếp thị của những gã khổng lồ trong ngành. Theo một nghiên cứu của tập đoàn De Beers, kim cương tự nhiên tiếp tục sở hữu sức hấp dẫn không thể chối bỏ cả về mặt vật chất và cảm xúc, khiến nhiều người tiêu dùng coi chúng như một khoản đầu tư, một tài sản uy tín có giá trị trường tồn. Do đó, bất chấp sự phổ biến ngày càng tăng của đá quý nhân tạo, các quốc gia sản xuất kim cương hàng đầu vẫn có khả năng duy trì vị thế có lãi trên thị trường.

KHAI THÁC KIM CƯƠNG

Nga chiếm vị trí đầu bảng với tư cách là nhà sản xuất kim cương thô lớn nhất thế giới, khai thác gần 42 triệu carat vào năm 2022, vượt xa các quốc gia đối thủ. Điều đó cho thấy rằng hoạt động sản xuất kim cương của nước này đang lách được các luật trừng phạt quốc tế do các khó khăn trong việc truy tìm nguồn gốc kim cương.

Carat là đơn vị đo trọng lượng vật lý của kim cương. Một carat bằng 0,200 gram.

Botswana đứng ở vị trí thứ hai (24,8 triệu carat) và Canada xếp thứ ba (16,2 triệu carat).

Giống như hầu hết các nguồn tài nguyên khác (dầu, vàng, uranium), sản xuất kim cương thô được phân bổ không đồng đều. 10 quốc gia sản xuất kim cương thô hàng đầu tính theo trọng lượng chiếm 99,2% tổng số kim cương thô được khai thác vào năm 2022.

SẢN XUẤT KIM CƯƠNG

Tuy nhiên, carat được khai thác cao hơn không nhất thiết có nghĩa là viên kim cương có giá trị cao hơn. Các yếu tố khác như đường cắt, màu sắc và độ trong cũng ảnh hưởng đến giá trị của viên kim cương.

Mặc dù Botswana chỉ khai thác bằng 59% tổng khối lượng của Nga vào năm 2022 nhưng sản phẩm đến từ quốc gia châu Phi này lại có giá trị thương mại lên tới gần 5 tỷ USD, cao gấp khoảng 1,5 lần so với Nga trong cùng thời điểm.

Một ví dụ khác là Angola, quốc gia đứng thứ 6 về sản lượng kim cương nhưng lại đứng thứ 3 về giá trị kim cương.

Cả hai quốc gia trên (cũng như Nam Phi, Canada và Namibia) đều sản xuất kim cương thô có chất lượng cao hơn so với Nga hay Congo DRC - nơi kim cương được sản xuất chủ yếu cho mục đích công nghiệp.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi Châu Phi là khu vực sản xuất kim cương thô lớn nhất, chiếm 51% sản lượng tính theo trọng lượng và 66% tính theo giá trị.

Tuy nhiên, việc khai thác kim cương ở Châu Phi được xem như tương đối “non trẻ”, chưa đầy 200 năm tuổi. Kim cương đã được phát hiện và được đánh giá cao từ cách đây 2.000 năm ở Ấn Độ, sau đó lan rộng về phía tây tới các pharaoh Ai Cập và Đế chế La Mã.

Vào đầu thế kỷ 20, việc sản xuất kim cương trên quy mô lớn đã bắt đầu: đầu tiên là ở Nam Phi và nhiều thập kỷ sau ở các nước châu Phi khác. Trên thực tế, trong khoảng thời gian từ 1889–1959, Châu Phi chịu trách nhiệm sản xuất ra 98% kim cương của thế giới.

Xem thêm

Kim cương tự nhiên bị "thất sủng"

Kim cương tự nhiên bị "thất sủng"

Nhu cầu kim cương nói chung đã suy yếu sau đại dịch, khi người tiêu dùng lại vung tiền cho du lịch và trải nghiệm, trong khi những cơn gió ngược kinh tế cũng ảnh hưởng đến chi tiêu xa xỉ.

Điểm danh 8 tỷ phú kim cương giàu nhất thế giới

Điểm danh 8 tỷ phú kim cương giàu nhất thế giới

Không chỉ là những doanh nhân lâu năm trong nghề mà danh sách tỷ phú kim cương còn bao gồm những nhà sưu tầm, thương gia và nhà đầu tư có cổ phần tại những mỏ khai thác kim cương lớn nhất thế giới…

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…