Theo đó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định tạm dừng việc khai thác các dự án titan tại Ninh Thuận, đồng ý chủ trương phát triển địa phương này thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.
Đối với các khu vực có chứa quặng titan chưa đảm bảo điều kiện khai thác, ảnh hưởng môi trường thuộc Quy hoạch đến năm 2020 xét đến 2030 (do Thủ tướng chính phủ cấp phép năm 2013) mà chưa cấp phép thăm dò, khai thác thì đưa vào khu vực dự trự quốc gia.
Đối với những dự án khai thác titan đã cấp phép, giao UBND tỉnh Ninh Thuận thống nhất với nhà đầu tư để có phương án xử lý phù hợp, không để ảnh hưởng đến môi trường đầu tư.
Trong diễn biến trước đó, UBND tỉnh Ninh Thuận đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ đưa vào Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn 2007-2015, định hướng đến năm 2025 để sớm giải phóng mặt bằng đưa vào thực hiện các dự án.
Chính phủ ưu tiên cho Ninh Thuận xây dựng đồng bộ lưới điện truyền tải, tích hợp các dự án điện mặt trời, điện gió vào hệ thống điện quốc gia. Đầu tư thủy điện tính năng Bắc Ái; nghiên cứu tổ hợp điện khí, khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Cà Ná với quy mô phù hợp.
Quyết định cho Ninh Thuận được hưởng chính sách giá điện năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ với các dự án điện mặt trời và hạ tầng đấu nối với công suất thiết kế 2000 MW đã được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận triển khai.
Theo kết quả điều tra tiềm năng sa khoáng của Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ, Ninh Thuận là một trong những tỉnh có trữ lượng quặng titan lớn với diện tích 43,45 km2, tiềm năng khoảng 17 triệu tấn. Phân bổ chủ yếu tại các dải đồi cát ven biển thuộc huyện Thuận Nam và Ninh Phước.
Trong diện tích có phân bố quặng titan, Chính phủ và UBND tỉnh dự kiến quy hoạch các dự án điện hạt nhân, điện gió, khu du lịch và các dự án xây dựng hạ tầng khác của tỉnh.
>>Ninh Thuận: Chưa chủ trương cấp phép Dự án thép Cà Ná