Ninh Thuận: Xem xét thu hồi dự án 2.500 tỷ hoang hóa suốt 13 năm

Suốt 13 năm qua, dự án khu du lịch Bình Tiên nằm tại bờ biển đẹp nhất tỉnh Ninh Thuận này bị bỏ hoang, xuống cấp nghiêm trọng, trước thực trang đó, UBND tỉnh Ninh Thuận xem xét thu hồi để kêu gọi nhà
Ninh Thuận: Xem xét thu hồi dự án 2.500 tỷ hoang hóa suốt 13 năm

Hiện nay, tiến độ xây dựng Khu du lịch Bình Tiên gần như giẫm chân tại chỗ, dự án không một bóng người thi công, hạ tầng nham nhở, máy móc thực hiện dự án rỉ sét, vài căn biệt thự chưa xây dựng xong phần thô rêu phong bám đầy, xung quanh cỏ dại um tùm...

Trước thực trạng đó, UBND tỉnh Ninh Thuận đã nhiều lần làm việc trực tiếp với cơ quan nhà nước có liên quan và chủ đầu tư. UBND tỉnh Ninh Thuận nhận định, dự án triển khai quá chậm trong khi nhà đầu tư chưa có giải pháp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ.

Nguyên nhân chậm trễ được cơ quan chức năng chỉ ra bao gồm khách quan và chủ quan như công tác bồi thường giải phòng mặt bằng nhưng nguyên nhân cơ bản là do khả năng tài chính của nhà đầu tư chưa đảm bảo, việc triển khai dự án chậm gây ra nhiều bức xúc trong nhân dân, nhà đầu tư cần nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm của mình đối với tỉnh.

Theo UBND tỉnh Ninh Thuận, hiện dự án này đang được thanh tra toàn diện, sau khi có kết luật từ các cơ quan liên ngành, tỉnh sẽ có giải pháp xử lý triệt để theo hướng nếu chủ đầu tư không thể triển khai tiếp tục sẽ thu hồi để kêu gọi nhà đầu tư mới.

Tháng 8/2005, UBND tỉnh Ninh Thuận cấp phép cho Công ty CP Đầu tư và Du lịch Bình Tiên làm chủ đầu tư làm khu du lịch Bình Tiên với tổng vốn 550 tỉ đồng. Sau đó, Công ty Bình Tiên đã xin được nâng mức vốn đầu tư lên 2.579 tỉ đồng. Tại thời điểm chủ đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư, khu du lịch này được xem là dự án trọng điểm của Ninh Thuận, thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế địa phương.

Dự án khu du lịch Bình Tiên có quy mô diện tích đất cực "khủng" với trên 190ha, quy mô xây dựng nhiều hạng mục chính như hệ thống khách sạn cao cấp 500 phòng, 200 căn biệt thự, trung tâm hội nghị quốc tế và hàng loạt cơ sở hạ tầng phục vụ vui chơi, giải trí như bến du thuyền, sân golf, nhà thi đấu thể thao, thủy cung, khu nhà nhà nghỉ trên núi (các nhà nghỉ, Bungalow, cảng đón khách đường thuỷ, điểm ngắm cảnh, nhà hàng dịch vụ, bãi tắm, suối đá)...

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…