Nợ thuế của Uber, Grab sẽ phải trả thay

“Các nghĩa vụ của các doanh nghiệp mà sáp nhập thì các doanh nghiệp mới phải thừa kế, lãnh trách nhiệm đó”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai cho biết bên lề họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3.
Nợ thuế của Uber, Grab sẽ phải trả thay

Điều này có nghĩa, Grab phải có trách nhiệm trả khoản nợ đó thay Uber tại Cục Thuế TP.HCM.

Tổng cộng số tiền mà Uber nợ là 67,6 tỷ đồng, gồm truy thu và phạt. Uber "hứa" với Cục thuế TP.HCM sẽ hoàn tất theo quy định, nhưng đến tháng 12/2017 chỉ trả 13,3 tỷ đồng.

Trước đó, sau khi thanh tra, Cục Thuế TP đã ra quyết định hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả với Uber B.V, cụ thể phạt tiền về hành vi kê khai sau dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp gần 10,3 tỉ đồng đồng thời truy thu thuế với số tiền gần 51,48 tỉ đồng. 

Trong số thuế bị truy thu, có hơn 26,3 tỉ đồng là thuế VAT khấu trừ nộp thay, hơn 14,6 tỉ đồng thuế thu nhập cá nhân khấu trừ nộp thay và gần 10,5 tỉ thuế thu nhập doanh nghiệp với nhà thầu nước ngoài.

Ngoài ra, theo quyết định của Cục Thuế TP.HCM, Uber phải nộp thêm số tiền chậm nộp tính đến ngày 31-8-2017 là hơn 4,9 tỉ đồng.

Như vậy tổng cộng Uber B.V phải nộp số tiền truy thu, phạt và tiền chậm nộp là hơn 66,68 tỉ đồng.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế, Công ty Uber Việt Nam sẽ thay mặt Uber B.V kê khai và nộp thuế nhà thầu nước ngoài theo tỉ lệ 3% thuế giá trị gia tăng và 2% thuế thu nhập doanh nghiệp (với phần doanh thu Uber B.V được hưởng). 

Về phần các tài xế phải nộp 3% thuế giá trị gia tăng và 1,5% thuế thu nhập cá nhân trên doanh thu, Uber phải kê khai nộp thay.

Sau đó vào ngày 25/3, đại diện Cục Thuế TP.HCM cho biết cơ quan này đã hoàn thành giải trình về lý do truy thu thuế đối với Công ty Uber B.V, tuy nhiên vẫn đang xin ý kiến của Tổng Cục Thuế trước khi nộp cho tòa án.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...