Nợ xấu ngân hàng vọt lên tới 2,56% tổng dư nợ tín dụng

Tính đến 31/3/2017, tổng nợ xấu nội bảng hệ thống tổ chức tín dụng đã vượt trên mức 160.000 tỷ đồng, tương đương 2,56% tổng dư nợ tín dụng.
Nợ xấu ngân hàng vọt lên tới 2,56% tổng dư nợ tín dụng

Sáng 22/5, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình báo cáo trước Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 về kết quả thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011 - 2015. Trong đó, vấn đề cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu đã đạt được kết quả bước đầu, giữ vững an toàn hệ thống.

Trong giai đoạn 2012 -2016, toàn hệ thống các TCTD đã xử lý được trên 610.000 tỷ đồng nợ xấu, trong đó, chủ yếu là do các TCTD tự xử lý chiếm 56%, còn lại là bán nợ (bao gồm bán cho VAMC và tổ chức, cá nhân khác) chiếm 44%. Đến hết tháng 3/2017, tổng nợ xấu nội bảng hệ thống TCTD trên 160.000 tỷ đồng, tương được 2,56% tổng dư nợ tín dụng.

Tuy nhiên, Chính phủ nhìn nhận việc triển khai phương án cơ cấu lại các TCTD yếu kém, xử lý nợ xấu và nợ đã bán cho VAMC còn nhiều khó khăn, năng lực quản trị điều hành của một số TCTD còn yếu, năng lực cạnh tranh còn thấp.

Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị và đang chỉ đạo kiên quyết xử lý các TCTD yếu kém gắn với xử lý nợ xấu đảm bảo an toàn hệ thống. Ngay tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét thông qua Nghị quyết về xử lý nợ xấu và cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD.

Theo đó, căn cứ Nghị quyết về xử lý nợ xấu được Quốc hội thông qua, Chính phủ sẽ chỉ đạo tập trung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách hỗ trợ cơ cấu lại các TCTD.

>> Nợ xấu của nhiều ngân hàng tiếp tục tăng mạnh

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...