Nông nghiệp, bảo hiểm “chắp cánh” thương hiệu LienVietPostBank

Năm 2021, lợi nhuận trước thuế của LienVietPostBank đạt trên 3.600 tỷ đồng - mức cao kỷ lục trong 13 năm hoạt động. Kết quả này nhờ sự tăng trưởng ấn tượng của mảng tín dụng bán lẻ và bảo hiểm nhân thọ (BHNT).
Nông nghiệp, bảo hiểm “chắp cánh” thương hiệu LienVietPostBank

Thành công của 2 lĩnh vực này đã cho thấy hướng đi đúng đắn mà ngân hàng LienVietPostBank lựa chọn để tạo ra sự đột phá trong hoạt động kinh doanh.

Đến với những người dân vùng khó khăn

Trên vùng núi cao Huyện Xín Mần (Hà Giang) nhiều người vẫn kể cho nhau nghe về câu chuyện thoát nghèo của vợ chồng anh Nguyễn Văn Chiến. Vốn là chàng trai miền xuôi đam mê những chuyến đi phượt lên Đông Bắc, trong một lần đến nơi địa đầu Tổ quốc anh Chiến đã bén duyên cùng một cô gái dân tộc Mông. Vượt qua bao lời can ngăn của bố mẹ, anh Chiến quyết định ở lại lập nghiệp, gắn bó với cùng đất còn nhiều khó khăn này.

Để phục vụ cho việc nhập hàng hóa buôn bán tại các phiên chợ xã, vốn chỉ họp 1 lần/tuần, vợ chồng anh Chiến mạnh dạn vay vốn ngân hàng mua xe ô tô để chuyển hàng. Do chưa vay vốn ngân hàng nên anh Chiến vẫn còn khá dè dặt khi tìm hiểu cách thức tiếp cận nguồn vốn vay.

“Ban đầu tôi nghĩ việc vay vốn ngân hàng là điều gì đó rất xa vời, nhưng nhờ có anh cán bộ tín dụng của Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt nhiệt tình đến tận nhà tư vấn, giải đáp các thắc mắc nên tôi đã vay được tiền mua ô tô phục vụ đi lại, chở hàng”, anh Chiến chia sẻ và từ khi có ô tô, thu nhập của hai vợ chồng đã tăng lên đến 20-30 triệu/tháng. Gần đây, khi được biết LienVietPostBank có gói cho vay sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng, anh Chiến đã bàn với vợ tiếp tục vay vốn để mở một cửa hàng tạp hóa tại trung tâm thị trấn.

Với khí hậu khô hạn quanh năm, Ninh Thuận được ví như một tiểu sa mạc, sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trong cuộc mưu sinh trên đất đai khô cằn, người dân Ninh Thuận đã phải tìm mọi cách để ứng phó với biến đổi khí hậu. Để thoát nghèo, người dân nơi đây đã tìm cách trồng cây măng tây bên cạnh trồng táo, nho - những loại cây thích hợp với khí hậu và thổ nhưỡng khô hạn, nắng nóng, có giá trị kinh tế cao.

Tìm đến với LienVietPostBank, ông Hùng Ky (thôn Tuấn Tú, xã An Hải, huyện Ninh Phước) đã được ngân hàng giải ngân nhanh chóng cho khoản vay để đầu tư, với lãi suất cho vay ưu đãi. Nhờ có vốn vay được giải ngân kịp thời, ông đã đầu tư trồng cây măng tây xanh thay thế các cây trồng trước đây và đến mùa thu hoạch, mỗi ngày ông thu lợi khoảng 1 triệu đồng…

LienVietPostBank có thể khai thác khách hàng tại tất cả các địa bàn, đặc biệt là vùng nông thôn.
 LienVietPostBank có thể khai thác khách hàng tại tất cả các địa bàn, đặc biệt là vùng nông thôn.

Việc tập trung tín dụng bán lẻ vào khu vực nông nghiệp nông thôn, nhất là tại các địa bàn xa xôi, khó khăn đã góp phần giúp LienVietPostBank gặt hái được nhiều “trái ngọt”. Kết thúc năm 2021, LienVietPostBank vẫn đạt được mức tăng trưởng tín dụng bán lẻ ấn tượng: tăng 30% so với năm 2020, chiếm 74% trong tổng tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Trong các dòng sản phẩm chủ lực, cho vay nông nghiệp nông thôn tăng trưởng 61%.

Với lợi thế hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch lớn rộng khắp, phủ đến cấp huyện, LienVietPostBank có thể khai thác khách hàng tại tất cả các địa bàn, đặc biệt là vùng nông thôn. Do vậy, việc giãn cách xã hội trong thời gian dài tại một số tỉnh, thành năm 2021 không tác động lớn đến hoạt động của ngân hàng. Cũng vì những lợi thế này, LienVietPostBank đã triển khai đa dạng các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm cho vay cá nhân sản xuất kinh doanh, cho vay nông nghiệp nông thôn.

Bứt phá bảo hiểm nhân thọ

Luôn nung nấu làm sao để vợ con đỡ vất vả, anh Nguyễn Văn Tới (Phú Yên) đành xa gia đình quanh năm suốt tháng đi làm thêm để có thu nhập. Chứng kiến căn nhà cấp 4 chật hẹp, xuống cấp nghiêm trọng, anh Tới tìm đến LieenVietPostBank – Chi nhánh Phú Yên làm thủ tục vay 100 triệu để sửa chữa căn nhà. Vui mừng vì căn nhà mới chưa bao lâu, anh bàng hoàng phát hiện mình bị ung thư đại tràng giai đoạn cuối. Dù được cả gia đình nội, ngoại dồn tiền chạy chữa nhưng 2 tháng sau khi phát bệnh, anh Tới vẫn lìa xa vợ, con.

Khi anh Tới ra đi, vợ anh mới biết thời điểm vay tiền sửa nhà, anh đồng thời chọn mua một gói BHNT của LienVietPostBank với mức phí hợp lý. Gói bảo hiểm này đã giúp vợ anh không phải trả số nợ kia mà còn dư lại một khoản vốn kinh doanh. “Nếu không có hợp đồng bảo hiểm này, tôi không biết mình sẽ vượt qua khó khăn cùng cực thế nào. Hợp đồng bảo hiểm này không phải bằng giấy vô nghĩa mà thực sự là cánh tay nâng đỡ cuộc đời mẹ con tôi”, vợ anh Tới xúc động chia sẻ với chị Nguyễn Lan Hương, Trung tâm Kinh doanh bảo hiểm của LienVietPostBank.

Việc kết hợp hoạt động tín dụng với cung cấp các gói BHNT đã giúp LienVietPostBank đạt được nhiều thành quả đáng nhớ. Năm 2021, trong lĩnh vực BHNT, ngân hàng đã đạt được doanh số thực thu trên 888 tỷ đồng, trong đó, phí phát sinh mới đạt gần 620 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2020. Con số này đưa ngân hàng đứng thứ 11 về doanh thu phí mới trên tổng số 34 ngân hàng đang triển khai bán BHNT. Quy mô hợp đồng BHNT đã tăng từ 10,8 triệu đồng trong năm 2020 lên 12,5 triệu đồng trong năm 2021. Con số tăng trưởng này cũng phù hợp với sự phát triển chung của thị trường BHNT.

Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, năm 2021, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 159.458 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020. Về số lượng hợp đồng khai thác mới, năm 2021, toàn ngành đạt 3.554.018 hợp đồng (sản phẩm chính), tăng 14,25% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Năm 2021, dịch Covid-19 khiến nhiều địa phương giãn cách xã hội nhưng số lượng khách hàng tìm hiểu và mua BHNT tăng đột biến. Tôi mừng nhất là dịch bệnh đã khiến mọi người biết quý trọng, quan tâm đến sức khỏe, sự an toàn của ban thân và gia đình mình”, ông Nguyễn Văn Hóa, Giám đốc Chi nhánh Ninh Bình của LienVietPostBank chia sẻ.

Theo đại diện LienVietPostBank, năm 2022, lĩnh vực BHNT sẽ tiếp tục được ngân hàng tập trung khai thác. Ngân hàng sẽ khẩn trương đàm phán với đối tác bảo hiểm để ký hợp đồng độc quyền triển khai trong năm 2022. Trong đó, sẽ nghiên cứu và xây dựng các chính sách hấp dẫn để gia tăng tỷ lệ khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ đóng phí tái tục các năm tiếp theo.

Năm 2021, dư nợ tín dụng lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đạt hơn 76.500 tỷ đồng. Các sản phẩm chính gồm: cho vay chăn nuôi (nuôi tôm, nuôi cá, nuôi bò, lợn, gà...), trồng trọt (trồng lúa, trồng rau, ngũ cốc, hoa màu, trồng cây lấy gỗ...); cho vay sản xuất, kinh doanh nông nghiệp (cây giống, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc nông nghiệp, kinh doanh nông sản, chế biến nông sản...); cho vay trồng cà phê, tiêu, mắc ca.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...