Ô tô cháy hàng: Ham xe đi Tết, đại lý thẳng tay ép giá, chém thêm 200 triệu

Cuối năm 2018, lượng xe nhập khẩu về Việt Nam tăng mạnh, khách hàng phải chờ đợi nhiều tháng mới được nhận xe. Hàng loạt mẫu xe “cháy hàng” giá tăng cao. Nếu muốn có xe, khách phải trả tiền chênh lên
Ô tô cháy hàng: Ham xe đi Tết, đại lý thẳng tay ép giá, chém thêm 200 triệu

Một mẫu xe khan hiếm khách muốn mua đi dịp Tết cũng khó

Giá tăng, khách chờ năm sau

Anh Lê Ngọc Thanh sống tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, cho biết, do có nhu cầu về một chiếc SUV 7 chỗ, đi công việc khu vực miền núi, được mọi người tư vấn nên anh tìm mua chiếc Ford Everest 2 cầu (4x4). Tuy nhiên, hơn một tuần qua, hỏi khắp các đại lý mà không ở đâu có xe mua ngay.

Hầu hết các đại lý đều trả lời phải chờ tới tháng 3/2019 mới có xe giao, nếu ký hợp đồng mua trong tháng 11/2018. Còn muốn lấy xe trước Tết nguyên đán Kỷ Hợi, chỉ có cách mua lại xuất của người đã ký hợp đồng cách đây 2 tháng. Giá xe này công bố là 1,4 tỷ đồng, nhưng các đại lý tại Hà Nội đòi chênh thêm 70 triệu đồng. Gọi vào cả TP.HCM để hỏi mua xe, không ngờ các đại lý trong đó còn đòi chênh tới 150 triệu đồng. Hỏi sang Everest phiên bản 1 cầu (4x2) tại Hà Nội các đại lý đòi chênh 50 triệu đồng, còn trong TP.HCM là 100 triệu đồng, anh Thanh cho biết.

Cũng tương tự như vậy, một chủ DN tư nhân tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định kể, ông có ý định mua chiếc Ford Explorer trước Tết nguyên đán Kỷ hợi. Tuy nhiên, hỏi trong TP.HCM, giá các đại lý đòi chênh từ 220-270 triệu đồng, thậm chí có đại lý còn đòi chênh tới 300 triệu đồng. Ngoài Hà Nội có “mềm” hơn, nhưng cũng chênh từ 150-180 triệu đồng. Chênh lệch quá cao khiến ông phát hoảng, phải từ bỏ ý định mua xe mới.

Với mẫu xe Toyota Rush nhập khẩu mới ra mắt, muốn lấy trước Tết phải mua kèm bộ phụ kiện. Tại Hà Nội, giá bộ phụ kiện các đại lý bán ra từ 50-60 triệu đồng, trong khi tại TP.HCM lên tới 118 triệu đồng.

Trên thị trường hiện có nhiều mẫu xe, có nhu cầu cao, không đủ xe để giao. Nhân viên một đại lý Ford tại Hà Nội cho biết, riêng mẫu Everest mỗi tháng mỗi đại lý nhận được khoảng 20 xe các phiên bản, còn Explorer được 3-4 chiếc, trong khi  nhu cầu hiện cao gấp 2-3 lần, nên không thể đáp ứng đủ.

Còn theo đại diện Toyota Việt Nam, Toyota Rush ra mắt vào cuối tháng 9/2018, lúc đầu do chưa biết có được đón nhận hay không, nên công ty chỉ đặt kế hoạch tiêu thụ 300 xe/tháng. Nhưng đến nay, có gần 2.000 khách hàng đã ký hợp đồng mua xe. Phải tới hết tháng 10/2018, Toyota Việt Nam mới biết được chính xác nhu cầu về mẫu xe này hàng tháng và đặt hàng nhà sản xuất. Thời gian đặt hàng mất 3 tháng, sau đó là nhập khẩu và làm thủ tục thông quan, đăng kiểm,... thêm khoảng 2 tháng nữa. Vì vậy, khách hàng ký hợp đồng, đặt cọc tiền trong tháng 11/2018 sẽ nhận xe vào tháng 4/2019.

Giá tăng, khách chờ năm sau

Anh Lê Ngọc Thanh sống tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ, cho biết, do có nhu cầu về một chiếc SUV 7 chỗ, đi công việc khu vực miền núi, được mọi người tư vấn nên anh tìm mua chiếc Ford Everest 2 cầu (4x4). Tuy nhiên, hơn một tuần qua, hỏi khắp các đại lý mà không ở đâu có xe mua ngay.

Hầu hết các đại lý đều trả lời phải chờ tới tháng 3/2019 mới có xe giao, nếu ký hợp đồng mua trong tháng 11/2018. Còn muốn lấy xe trước Tết nguyên đán Kỷ Hợi, chỉ có cách mua lại xuất của người đã ký hợp đồng cách đây 2 tháng. Giá xe này công bố là 1,4 tỷ đồng, nhưng các đại lý tại Hà Nội đòi chênh thêm 70 triệu đồng. Gọi vào cả TP.HCM để hỏi mua xe, không ngờ các đại lý trong đó còn đòi chênh tới 150 triệu đồng. Hỏi sang Everest phiên bản 1 cầu (4x2) tại Hà Nội các đại lý đòi chênh 50 triệu đồng, còn trong TP.HCM là 100 triệu đồng, anh Thanh cho biết.

Nhiều mẫu xe khách hàng đặt cọc tháng 11/2018 sẽ nhận xe vào tháng 4/2019 (ảnh minh họa).

Cũng tương tự như vậy là mẫu xe Xpander của Mitsubishi. Nguồn tin từ Mitsubishi Việt Nam cho biết, đến nay có khoảng 5.000 khách hàng đã đặt mua xe và chờ đợi. Các đại lý đang ký hợp đồng và hẹn giao xe cho khách hàng vào tháng 4/2019. Xpander là mẫu xe đang “cháy hàng” tại thị trường Indonesia (nơi sản xuất) và Thái Lan. Các thị trường này có lượng tiêu thụ lớn nên được ưu tiên. Với Việt Nam số lượng ít hơn, lại là xe tay lái thuận nên phải đợi đến tháng 5 hoặc tháng 6/2019.

Ngoài ra, còn một loạt mẫu xe khác cũng đang có số lượng khách xếp hàng dài chờ nhận xe. Honda Việt Nam cho biết, hiện có 5.000 đơn đặt mua xe CR-V nên khách hàng phải đợi đến tháng 2/2019 (sau Tết nguyên đán Kỷ hợi) mới có xe giao. Nhu cầu đặt mua dòng xe này rất cao nên hãng phải tăng công suất sản xuất tại Thái Lan mới đáp ứng đủ cho thị trường Việt Nam - ông Toshio Kuwahara, Tổng Giám đốc Công ty Honda Việt Nam, nói.

Tại các đại lý nếu muốn mua chiếc xe này trước Tết, bắt buộc phải mua bộ phụ kiện giá từ 70-100 triệu đồng.

Còn với Toyota Fortuner, khách hàng đặt mua cũng phải chờ 2 tháng. Nếu muốn có xe đi Tết phải mua bộ phụ kiện giá 100-120 triệu đồng.

Bao giờ giá giảm?

Nửa cuối năm 2018, lượng xe nhập khẩu về Việt Nam đã tăng mạnh, nhưng khách hàng vẫn phải chờ đợi nhiều tháng mới được nhận xe. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tháng 10/2018 có hơn 14.000 ô tô nhập về nước, trong đó, xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống là 8.875 chiếc. Đây là lượng ô tô nhập khẩu kỷ lục trong một tháng kể từ đầu năm 2018 và là tháng thứ 5 liên tiếp lượng ô tô nhập khẩu gia tăng.

Cuối năm, nhu cầu mua xe tăng cao

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, nếu thuế nhập khẩu ô tô được điều chỉnh giảm từ 30% xuống 0% trong năm 2018, các mẫu xe nhập khẩu từ Đông Nam Á về giá sẽ giảm khoảng 20-23%, cùng với đó sẽ tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt về giá đối với các mẫu xe lắp ráp. Tuy nhiên, những dự đoán này đang khác xa với thực tế.

Theo các DN, nguyên nhân khiến xe nhập về nhiều nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu khách hàng là do gặp khó khăn trong việc nhập khẩu hồi đầu năm. Các hãng đã ngừng đặt hàng tại nhà máy ở Indonesia và Thái Lan. Nửa cuối năm, mọi khó khăn được giải quyết, các DN mới tiếp tục đặt hàng trở lại. Nhưng các nhà máy này còn sản xuất xe phục vụ cho nhiều thị trường, không riêng Việt Nam, nên lượng xe đặt hàng không được nhiều.

Thị trường ô tô do vậy khó có thể giảm giá, nhất là dịp cuối năm, nhu cầu mua xe của người dân tăng cao. Trong khi đó, xe nhập khẩu vẫn được nhiều người ưa chuộng, do đó rất khó để giảm giá. Việc điều chỉnh giá bán, chỉ đến với những mẫu xe có doanh số không khả quan.

Mặc dù vậy, theo các DN, giá xe nhập khẩu chắc chắn sẽ giảm trong thời gian tới. Từ tháng 4/2019, xe nhập khẩu về nhiều và nhu cầu của người dân vào thời điểm này giảm, buộc các DN phải giảm giá, tăng khuyến mãi để cạnh tranh kéo khách.

Theo Trần Thủy/Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

Giá xăng giảm lần thứ 3 liên tiếp

Giá xăng tiếp tục giảm lần thứ 3 liên tiếp

Trong bối cảnh giá xăng thế giới đang trên đà chinh phục đỉnh mới, giá bán lẻ xăng trong nước lại có xu hướng ngược lại khi tiếp tục được liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm trong kỳ điều hành tuần này…

Giá vàng thế giới nóng lên trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Giá vàng thế giới nóng lên trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Giá vàng thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch quốc tế khi nhà đầu tư tận dụng cơ hội mua vào trước thời điểm bầu cử tổng thống Mỹ và hàng loạt dữ liệu kinh tế sắp công bố. Trong nước, giá vàng vẫn duy trì ở mức cao, chênh lệch khoảng 2,4 triệu đồng/lượng so với giá thế giới…

Giá xăng giảm tiếp trong kỳ điều hành tuần này

Giá xăng, dầu tiếp tục giảm

Trong kỳ điều hành mới của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng dầu tiếp tục giảm, giá mới được áp dụng từ 15h chiều nay...

Giá vàng thế giới cắm đầu giảm mạnh

Giá vàng thế giới cắm đầu giảm mạnh

Giá vàng thế giới bất ngờ rơi thẳng đứng sau khi chạm gần tới ngưỡng 2.800 USD/ounce vào cuối phiên 22/10. Trong nước, giá không có nhiều thay đổi so với chiều ngày hôm qua…