Ông chủ của dự án số 61 Trần Phú là ai?

Nhận thấy khu đất có tiềm năng khai thác tốt, Postef đã "bẻ" kế hoạch và bắt tay với đối tác "thân mật" để triển khai. Nhưng trong quá trình thực hiện đã vấp phải sự phản ứng dữ dội từ dư luận, đồng thời nảy sinh nhiều vấn đề cần được làm rõ.

Postef bắt tay với đối tác "thân mật" xây dự án "độc" sát quảng trường Ba Đình

Những ngày qua dư luận đặc biệt quan tâm đến việc lô đất hơn 9.078m2 tại địa chỉ số 61 Trần Phú, quận Ba Đình, TP Hà Nội chuẩn bị được khởi công xây dựng dự án bất động sản. Theo thông tin mới nhất của chúng tôi thu thập được, thời điểm hiện tại xung quanh tòa nhà trên khu đất đã được rào lại để thực hiện phá dỡ, chuẩn bị khởi công xây dựng.

Tìm hiểu của chúng tôi được biết, khu đất được giao cho một thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là Công ty CP Thiết bị bưu điện (Postef, mã chứng khoán: POT) - làm trụ sở làm việc và sản xuất từ năm 1996. Phải nói, địa chỉ này có vị trí đặc biệt đắc địa với 4 mặt tiền đường Trần Phú, Hùng Vương, Nguyễn Thái Học và Lê Trực, nằm cách không xa Lăng Bác và Toà nhà Quốc hội.

vài năm trước, trong kế hoạch của mình Postef từng dự định xây dựng khu đất này trở thành trung tâm công nghệ cao và trung tâm nghiên cứu và phát triển. Nhưng một thời gian ngắn sau, theo cơn sốt chuyển đổi nhà máy, xí nghiệp thành đất thương mại, Postef đã quyết định "bẻ" kế hoạch của mình bằng cách mang khu đất 61 Trần Phú đi kêu gọi góp vốn để triển khai dự án bất động sản.

Và đối tác được Postef chọn là liên danh Công ty Cổ phần Him Lam và Liên Việt Holdings (2 doanh nghiệp này đều thuộc quyền sở hữu của đại gia Dương Công Minh). Tháng 12/2011, Postef và đối tác của mình ký hợp đồng hợp tác đầu tư số 40/2011/HĐHTĐT/POT-LVH-HL. Theo thỏa thuận, vốn góp của dự án là 1.039,2 tỷ đồng, tổng mức đầu tư là 3.200 tỷ đồng. Postef góp bằng quyền sử dụng đất – tương đương 530 tỷ đồng (51%), liên danh Công ty Cổ phần Him Lam và Liên Việt Holdings góp 509,2 tỷ đồng còn lại.

Từ dữ liệu thu thập được cho thấy, đây là cái bắt tay thứ hai của Postef với những doanh nghiệp của đại gia Dương Công Minh trong cùng 1 năm. Vì cách đó không lâu, VNPost - khi đang là thành viên của VNPT đã trở thành cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Liên Việt (thành viên Him Lam Group) sau khi góp vốn bằng Công ty Tiết kiệm Bưu điện. Ngân hàng này sau đó đổi tên thành Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienvietPostbank).

Khu đất số 61 Trần Phú nằm ở vị trí đắc địa của quận Ba Đình
Khu đất số 61 Trần Phú nằm ở vị trí đắc địa của quận Ba Đình

Dù đã có sự chuẩn bị từ khá lâu, song phải gần 6 năm sau, UBND TP.Hà Nội ngày 24/6/2017 mới có Quyết định số 3841/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Theo quyết định, tổng diện tích ô đất nghiên cứu là 9.078 m2, trong đó diện tích lập dự án 7.523 m2, diện tích đất trong phạm vi mở đường theo quy hoạch khoảng 1.555 m2, diện tích đất xây dựng công trình khoảng 3.757 m2; mật độ xây dựng 50%; diện tích sân đường nội bộ, cây xanh, bãi xe khoảng 3.766 m2. Tầng cao công trình gồm 11 tầng nổi và 6 tầng hầm. Tổng diện tích sàn tầng nổi khoảng 32.306,6 m2, tổng diện tích sàn tầng hầm khoảng 43.023,2 m2; chiều cao công trình tính từ cao độ vỉa hè đến đỉnh tum thang là 42,9m.

Năm 2018, Postef đã thực hiện nộp tiền ký quỹ để đảm bảo thực hiện dự án và tiền thuê đất. Đầu năm 2019, công ty đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho lô đất này với mục đích sử dụng mới.

Ngày 30/6/2019, dự án vẫn đang triển khai các bước công việc để tiến đến việc xin cấp phép xây dựng; Liên Việt Holdings đã chuyển cho Postef 836 tỷ đồng để nộp tiền thuê đất và các chi phí khác. Dự kiến, ngay khi hoàn tất thủ tục pháp lý và Postef thực hiện xong việc di dời, dự án sẽ được khởi công luôn trong năm 2019 và hoàn thành năm 2021. 75.000 m2 sàn thương mại của tổ hợp 61 Trần Phú tới lúc đó sẽ là dự án độc nhất vô nhị vì khu vực trung tâm Ba Đình gần như không có các dự án thương mại quy mô lớn.

Hai vấn đề cần được làm rõ!

Trước "áp lực" từ dư luận, chiều 6/4 Bí thư Thành ủy Hà Nội đã có chỉ đạo đối với công trình trên. Theo đó, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu Ban cán sự đảng UBND TP chỉ đạo các sở, ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao khẩn trương có văn bản yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công công trình; đồng thời, tổ chức kiểm tra quy trình, thủ tục triển khai dự án nêu trên. Kết quả thực hiện yêu cầu này phải được báo cáo về thường trực Thành ủy trước ngày 8/4.

Đặc biệt, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND TP Hà Nội và Quận ủy Ba Đình kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan để xảy ra vi phạm (nếu có) tại công trình xây dựng tại số 61 Trần Phú theo tinh thần Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 2/3/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đô thị và trật tự xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội".

Nhiều hạng mục của tòa nhà đang được phá dỡ
Nhiều hạng mục của tòa nhà đang được phá dỡ

Chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy đã rõ, nhưng để có kết luận có sai phạm hay không chúng ta phải chờ kết quả kiểm tra của các cơ quan. Nhưng, có câu hỏi được nhiều người đặt ra trong những ngày qua là tòa nhà trên có phải là biệt thự cổ được xây từ thời Pháp hay không?. Để làm dịu dư luận, sở Quy hoạch Kiến trúc mới đây đã thông tin rõ ràng công trình này không nằm trong “Danh mục công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá" được ban hành kèm theo Nghị quyết số 24/2013/NQ-HĐND của HĐND thành phố Hà Nội.

Vẫn theo sở Quy hoạch Kiến trúc, theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1259 ngày 26/7/2011 và Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc chung thành phố, khu đất nêu trên thuộc Khu Trung tâm chính trị Ba Đình với yêu cầu quản lý quy hoạch và không gian kiến trúc các công trình theo "Điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu Trung tâm chính trị Ba Đình".

Theo điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình, tỷ lệ 1/2000 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2411/QĐ-TTg ngày 10/12/2013, khu đất Nhà máy thiết bị bưu điện (lô G1) thuộc khu vực phục vụ chung cho Khu Trung tâm chính trị Ba Đình và có định hướng di chuyển nhà máy ra khỏi trung tâm, xây dựng thành khu tổ hợp thương mại, dịch vụ, khách sạn cao cấp; khai thác tối đa không gian ngầm phục vụ thương mại, dịch vụ. Công trình tại đây chỉ được cao tối đa 11 tầng, mật độ xây dựng 50%.

Dù câu trả lời đã rõ theo đúng quy trình, nhưng nhiều người dân tại thành phố lại cho rằng công trình đó là một toà nhà cổ từ thời Pháp, được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Do đó, chính quyền thành phố Hà Nội và các ngành chức năng có liên quan cần xác định rõ lại vấn đề này.

Một vấn đề nữa cần phải nhắc đến là việc cấp phép xây dựng của công trình 61 Trần Phú trên. Theo tài liệu của chúng tôi có được, dự án này đã hoàn thành các thủ tục xin đấu nối điện nước, phòng cháy chữa cháy với các sở, ban ngành và được cấp Giấy phép xây dựng số 83/GPXD ngày 08/12/2020 do Sở Xây dựng Hà Nội cấp, giấy phép có thời hạn 12 tháng kể từ ngày cấp, đồng thời đã hoàn thiện hồ sơ thủ tục hởi công dự án và sẽ khởi công trong năm 2022. Như vậy, căn cứ vào hiệu lực của giấy phép xây dựng thì thời hạn đã hết vào đầu tháng 12/2021, nhưng đến thời điểm này chủ đầu tư của dự án mới tiến hành phá dỡ và chuẩn bị xây dựng.

Xét về mặt thủ tục hành chính và quy định luật pháp, rõ ràng chủ đầu tư của dự án này đã có dấu hiệu vi phạm về pháp luật xây dựng. Do vậy, ngành chức năng cần xem xét lại nội dung này và cần có hình phạt tương ứng để răn đe!.

Xem thêm

Hòa Bình: Cảnh báo rủi ro giao dịch tại 30 dự án bất động sản

Hòa Bình: Cảnh báo rủi ro giao dịch tại 30 dự án bất động sản

Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình khuyến cáo không giao dịch tại hàng loạt dự án bất động sản nhằm đảm bảo minh bạch và phát triển lành mạnh ổn định của thị trường, tránh tình trạng các tổ chức, cá nhân huy động vốn, bán sản phẩm địa ốc trái quy định pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…