Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu: "Chuỗi cung ứng đóng vai trò rất lớn"

Đó là nhận định của ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) tại Hội nghị kết nối cung cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vào sáng ngày 5/10, tại Hà Nội.

Chương trình được tổ chức theo hình thức trực tuyến với gần 63 điểm cầu từ các Sở Công Thương và các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, cùng khoảng 4000 người tham gia trực tuyến. Bên cạnh đó, chương trình có sự đồng hành của Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP; Công ty Cổ phần Lọc Hóa Dầu Bình Sơn và Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời.

Tại hội nghị, ông Trần Thanh Hải khẳng định, chuỗi cung ứng hiện nay có vai trò rất lớn. Đối với doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tốt sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro, tối đa hóa hiệu suất, đạt được lợi thế cạnh tranh, có chỗ đứng trên thị trường, mở rộng chiến lược và khả năng vươn xa của doanh nghiệp.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) khẳng định, chuỗi cung ứng đóng vai trò lớn trong khôi phục và phát triển kinh tế.
 Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) khẳng định, chuỗi cung ứng đóng vai trò lớn trong khôi phục và phát triển kinh tế.

Đối với nền kinh tế, việc xây dựng và quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng mang đến một môi trường kinh doanh lành mạnh, với triết lý hai bên cùng có lợi, sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực trong xã hội cả về con người, nguồn lực tự nhiên... do vậy hiệu quả của nền kinh tế cũng được nâng lên.

Tuy nhiên, dịch Covid-19 với biến chung Delta có tốc độ lây lan chưa từng có đã làm gián đoạn gần như toàn bộ chuỗi cung ứng. Chính phủ Việt Nam và các nước trên thế giới phải đồng loạt áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt việc đi lại, đóng cửa các nhà máy và cơ sở cung cấp dịch vụ không thiết yếu. Các biện pháp tăng cường kiểm soát dịch bệnh được thực hiện tại khiến thương mại toàn cầu suy giảm.

Theo đánh giá của Cục Xuất Nhập khẩu, ở giai đoạn đầu của dịch bệnh, bên cạnh vấn đề suy giảm tổng cầu, các doanh nghiệp phải đối mặt với vấn đề thiếu nguồn cung: bao gồm cả đầu vào nguyên liệu thô và nhân công không đủ đáp ứng. Thậm chí, vấn đề nguồn cung còn được đánh giá là nghiêm trọng hơn so với vấn đề về cầu mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt trước đó. Thiếu hụt nguồn cung cùng sự tắc nghẽn lưu chuyển hàng hóa khiến hàng loạt chuỗi cung ứng bị đứt gãy, mạng lưới cung ứng trở nên hỗn độn.

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Gián đoạn cung ứng đã ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam và toàn cầu ở cả chiều cung và cầu. Để giảm thiểu nguy cơ và thích ứng với đại dịch để khôi phục sản xuất, ông Hải cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý 5 vấn đề: chủ động và tăng cường kiểm soát nguồn lây của dịch; theo dõi thông tin và phối hợp với các cơ quan chức năng để chủ động và nỗ lực duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh; lên kế hoạch cho tình trạng thiếu hụt lao động do không có sẵn nguồn nhân lực trọng yếu tại chỗ; tăng cường rủi ro tấn công mạng phát sinh từ việc gia tăng sử dụng công nghệ khi tăng cường làm việc online.

Đặc biệt, ông Hải nhấn mạnh phải tăng cường khả năng ứng phó với khủng hoảng của chuỗi cung ứng thông qua việc nâng cao tính minh bạch qua tất cả các cấp trong chuỗi cung ứng. "Đây là điều kiện cần để đảm bảo sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ được liên tục. Chỉ có minh bạch thông tin mới có thể đánh giá một cách toàn diện hoạt động của các bên tham gia chuỗi cung ứng và những rủi ro tiềm ẩn của từng bên, từ đó xây dựng kịch bản ứng phó với rủi ro và lên kế hoạch kinh doanh phù hợp", ông Hải khẳng định.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải kỳ vọng, các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, nhà phân phối, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các Tổ chức Xúc tiến thương mại quốc tế sẽ chia sẻ những kinh nghiệm, đề xuất và đưa ra các giải pháp tiêu thụ đẩy mạnh xuất khẩu.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải kỳ vọng, các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, nhà phân phối, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các Tổ chức Xúc tiến thương mại quốc tế sẽ chia sẻ những kinh nghiệm, đề xuất và đưa ra các giải pháp tiêu thụ đẩy mạnh xuất khẩu.

Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đồng khẳng định, dịch bệnh đã lan rộng, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là việc tiêu thụ nông sản ở cả thị trường trong và ngoài nước. Không chỉ vậy, đại dịch còn làm ảnh hưởng đến hoạt động cung - cầu, làm đứt gãy chuỗi cung ứng do thiếu nguồn lao động thu hoạch, chế biến và sản xuất; làm hạn chế việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương…

Chính vì vậy, việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng, hiệp hội và doanh nghiệp là cách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp doanh nghiệp khôi phục sản xuất nhanh chóng.

Không chỉ thảo luận về giải pháp giúp thúc đẩy và tăng kết nối cung ứng hàng hoá, hội nghị còn bàn luận về các vấn đề nổi cộm khác: Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19; Tác động của dịch covid đến chuỗi cung ứng; Khuynh hướng thay đổi tiêu dùng tại Việt Nam; Công tác xúc tiến thương mại nhằm thực hiện nhiệm vụ kết nối tiêu thụ hàng nông sản chủ lực trong bối cảnh mới; Ứng dụng công nghệ đáp ứng yêu cầu kết nối cung cầu; Thách thức trong việc triển khai sản xuất cung ứng trong bối cảnh dịch bệnh; Kinh nghiệm tiếp thị và xúc tiến bán hàng trong thời gian giãn cách xã hội.

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...